Nữ sinh Trường ĐH Sư phạm TPHCM đoạt giải nhất cuộc thi 'Nhịp cầu Hán ngữ' 2024

GD&TĐ -Nguyễn Thị Thanh Trúc, sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM xuất sắc vượt qua 32 thí sinh từ 17 trường đại học để giành giải nhất cuộc thi 'Nhịp cầu Hán ngữ' 2024.

Nguyễn Thị Thanh Trúc, sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM nhận giải nhất cuộc thi. (Ảnh: Cẩm Anh)
Nguyễn Thị Thanh Trúc, sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM nhận giải nhất cuộc thi. (Ảnh: Cẩm Anh)

Tối 24/5, trường ĐH Sư phạm TPHCM phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 23.

Cuộc thi năm nay diễn ra với chủ đề “Cùng một thế giới, chung một mái nhà”. Đến tranh tài có 33 thí sinh đến từ 17 đơn vị: ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Lang, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM...

Kết quả cuộc thi đã lựa chọn ra 1 giải nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Thanh Trúc (ĐH Sư phạm TPHCM), 2 giải nhì thuộc về thí sinh Hoàng Thị Phương Thảo (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM) và Trần Triều Phát (ĐH Sư phạm TPHCM), 3 giải ba và 5 giải khuyến khích.

Hai thí sinh nhận giải nhì của cuộc thi 'Nhịp cầu Hán ngữ' 2024.

Hai thí sinh nhận giải nhì của cuộc thi 'Nhịp cầu Hán ngữ' 2024.

3 thí sinh nhận giải ba lần lượt đến từ Đại học Lạc Hồng, ĐH Công Thương TPHCM và Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. (Ảnh: Cẩm Anh)

3 thí sinh nhận giải ba lần lượt đến từ Đại học Lạc Hồng, ĐH Công Thương TPHCM và Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. (Ảnh: Cẩm Anh)

Ngoài ra còn có 3 giải phụ: 1 giải phụ dành cho thi tài năng; 1 giải phụ dành cho thi thuyết trình và 1 giải phụ dành cho thí sinh được yêu thích nhất.

5 thí sinh được giải khuyến khích của cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 23. (Ảnh: Cẩm Anh)

5 thí sinh được giải khuyến khích của cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 23. (Ảnh: Cẩm Anh)

Các thí sinh tham gia cuộc thi được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyên nghiệp từ trang phục tới nội dung.

Tại phần thi trắc nghiệm khách quan với chủ đề là các kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa Trung Quốc, thí sinh trả lời 10 câu hỏi lựa chọn đáp án, điền khuyết, câu hỏi phán đoán, câu hỏi liệt kê, câu hỏi liên kết...

Các thí sinh tham gia phần thi trắc nghiệm khách quan.

Các thí sinh tham gia phần thi trắc nghiệm khách quan.

Phần thi thứ hai là năng lực ngôn ngữ tiếng Trung, mỗi thí sinh có 3-5 phút để thuyết trình với chủ đề “Thế giới là một gia đình”. Thí sinh được chấm điểm dựa trên các tiêu chí về phát âm, nội dung và phong cách.

Ở vòng thi tài năng nghệ thuật cuối cùng, nhiều nét văn hóa, nghệ thuật Trung Hoa như viết thư pháp, diễn kịch, diễn hài, đánh đàn tranh, kinh kịch... được các bạn sinh viên đem lên sân khấu.

Thí sinh tham gia phần thi tài năng nghệ thuật.

Thí sinh tham gia phần thi tài năng nghệ thuật.

Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” là cơ hội để các bạn sinh viên gặp gỡ, giao lưu, thể hiện sự hiểu biết với ngôn ngữ và văn hóa, nghệ thuật Trung Hoa, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Gần 1000 cổ động viên đến tham gia, cổ vũ và đồng hành cùng các thí sinh.

Gần 1000 cổ động viên đến tham gia, cổ vũ và đồng hành cùng các thí sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.