Nội tạng lợn có an toàn để cấy ghép cho con người không?

GD&TĐ - Các nhà khoa học tại Birmingham đã tạo ra các mẫu thử định lượng nhằm xác định sự hiện diện, số lượng và hoạt động của các tác nhân lây nhiễm tiềm tàng trong cơ quan nội tạng động vật; từ đó, sẽ có thể giúp ích cho việc cấy ghép dị chủng.

Nội tạng lợn có an toàn để cấy ghép cho con người không?

Mỗi ngày, ở Mỹ có 20 người chết vì không nhận được cơ quan cấy ghép kịp thời. Đơn giản là không có đủ cơ quan nội tạng hiến tặng khả thi để đáp ứng nhu cầu.

Cấy ghép dị chủng – cấy ghép các tế bào, mô hoặc cơ quan sống từ một con vật sang người – có thể giúp chúng ta đáp ứng nhu cầu về nội tạng, và hiện nay, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham đã phát minh ra một loạt các thử nghiệm có thể giúp đảm bảo các cuộc cấy ghép dị chủng trong tương lai được thành công.

Nhờ các kĩ thuật chỉnh sửa gien như CRISPR, giờ chúng ta có thể điều chỉnh động vật để người tiếp nhận ít có khả năng đào thải nội tạng được cấy ghép hơn. Tuy nhiên, sự đào thải không phải là vấn đề duy nhất. Cũng có khả năng rằng cơ quan hiến tặng sẽ chứa vi-rút hoặc các vi sinh vật lây nhiễm có thể khiến người được ghép tạng ốm yếu.

Để đảm bảo nội tạng của lợn không có bất kì vi-rút hay vi sinh vật lây nhiễm nào, các nhà nghiên cứu UAB đã tạo ra các mẫu thử định lượng – các phương pháp được thiết kế để xác định sự hiện diện, số lượng, hoặc hoạt động của một mục tiêu – cho 30 tác nhân lây nhiễm có thể truyền từ lợn sang người.

Sau khi kiểm tra các mẫu thử trên chín con lợn nái và 22 con lợn con, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng chúng “khá nhạy cảm”, cho ra những kết quả có thể sánh với các thí nghiệm đã được sử dụng để kiểm tra vi-rút ở người. Họ mong rằng các mẫu thử có thể giúp đánh dấu sự khởi đầu của kỉ nguyên cấy ghép nội tạng dị chủng.

Nhà nghiên cứu chính Mark Prichard phát biểu trong thông cáo báo chí: “Các mẫu thử có triển vọng như một phần của chương trình sàng lọc để xác định các động vật hiến tặng thích hợp, phê chuẩn và lấy những nội tạng có thể cấy ghép vì mục đích nghiên cứu, và theo dõi những người được cấy ghép”.

Bây giờ chúng ta đã biết có cách để kiểm tra nội tạng động vật xem có các tác nhân lây nhiễm nguy hiểm tiềm tàng không, ta có thể bắt đầu giải quyết những chướng ngại vật khác trên con đường hướng tới cấy ghép dị chủng để cứu người.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ