“Nobel công nghệ”cho nghiên cứu tiên phong về A.I

GD&TĐ - Máy tính đã trở nên thông minh hơn trong suốt 20 năm qua, đến nỗi không ai phải nghĩ đến hai lần về việc trò chuyện với các trợ lý kỹ thuật số như Alexa và Siri, hay khi thấy bạn bè của họ tự động được gắn thẻ vào ảnh trên Facebook.

Các ông: Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton và Yann LeCun (từ trái qua phải) là ba nhà khoa học đoạt Giải “Nobel công nghệ”
Các ông: Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton và Yann LeCun (từ trái qua phải) là ba nhà khoa học đoạt Giải “Nobel công nghệ”

Nhưng việc biến các “bước nhảy lượng tử” như vậy từ khoa học viễn tưởng thành hiện, thực đòi hỏi nỗ lực của các nhà khoa học máy tính như Yoshua Bengio,

Geoffrey Hinton và Yann LeCun. Bộ ba này đã khai thác sức mạnh trí tuệ của bản thân, để giúp máy móc có thể học như con người - một bước đột phá được biết đến rộng rãi ngày nay dưới tên gọi trí tuệ nhân tạo (A.I).

Trí tuệ và sự bền bỉ của các nhà khoa học đã được đền đáp xứng đáng bằng Giải Turing, được biết đến như là giải thưởng Nobel của ngành công nghệ; đi kèm với nó là phần thưởng trị giá 1 triệu USD, được tài trợ bởi Google. Giải thưởng đánh dấu sự công nhận mới nhất về vai trò mà A.I có thể sẽ đóng góp, để xác định lại mối quan hệ giữa nhân loại và công nghệ trong thập kỷ tới.

“A.I là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong tất cả các ngành khoa học; đồng thời là một trong những chủ đề được bàn tán nhiều nhất” - Cherri Pancake, Chủ tịch Hiệp hội Máy tính, nhóm đứng sau Giải thưởng Turing, cho biết.

Mặc dù đã biết nhau hơn 30 năm, nhưng Bengio, Hinton và LeCun chủ yếu làm việc riêng rẽ trên công nghệ được gọi là mạng lưới thần kinh. Đây là những động cơ điện tử, cung cấp năng lượng cho các nhiệm vụ như nhận dạng khuôn mặt và giọng nói - lĩnh vực mà máy tính đã đạt được những bước tiến lớn trong thập kỷ qua. Các mạng lưới thần kinh như vậy, cũng là thành phần quan trọng của các hệ thống robot vốn đang tự động hóa một loạt các hoạt động khác của con người, bao gồm cả lái xe.

Niềm tin của bộ ba này vào sức mạnh của mạng lưới thần kinh đã từng bị nhiều đồng nghiệp cho là hoang tưởng, ông Hinton cho biết. Hiện ông làm việc tại Google với tư cách là phó chủ tịch và thành viên cao cấp; trong khi LeCun là nhà khoa học A.I tại

Facebook. Ông Bengio vẫn đắm chìm trong giới học thuật với tư cách là giáo sư của Đại học Montreal, ngoài công việc là giám đốc khoa học tại Viện A.I ở Quebec (Canada).

“Trong một thời gian dài, mọi người đều nghĩ rằng công việc ba chúng tôi làm là vô nghĩa” - Hinton chia sẻ với truyền thông - “Họ nghĩ rằng chúng tôi đã rất sai lầm, những gì chúng tôi làm là một điều rất đáng ngạc nhiên và lãng phí thời gian đối với những người thông minh. Thông điệp của tôi cho các nhà nghiên cứu trẻ là: Đừng từ bỏ chỉ vì mọi người nói rằng những gì bạn đang làm là ngớ ngẩn”.

Hiện nay, một số người lo ngại kết quả của những nỗ lực mà các nhà nghiên cứu đem lại có thể vượt quá tầm kiểm soát. Trong khi cuộc cách mạng A.I đang nuôi hy vọng máy tính sẽ làm cuộc sống trở nên thuận tiện và thú vị hơn, nó cũng làm dấy lên nỗi sợ rằng cuối cùng nhân loại sẽ phải sống trông cậy vào “lòng thương” của máy móc.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tỏ ra lạc quan, bởi các triển vọng khác của A.I - trao quyền cho máy tính để đưa ra những cảnh báo chính xác hơn về lũ lụt và động đất, hoặc phát hiện các rủi ro về sức khỏe, như ung thư và đau tim, sớm hơn nhiều so với bác sĩ. “Có một điều rất rõ ràng là các kỹ thuật mà chúng tôi phát triển có thể được sử dụng cho một lượng lớn lợi ích, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người”, ông Hinton nhấn mạnh.

Theo AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: