Nỗ lực xây dựng môi trường học đường thực sự an toàn, thân thiện

GD&TĐ - Để thực sự có một môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho các em học sinh, rất cần sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Nỗ lực xây dựng môi trường học đường thực sự an toàn, thân thiện

Tại buổi tọa đàm "An toàn trường học nhìn từ gia đình, nhà trường và xã hội" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định đã nỗ lực với trách nhiệm rất cao trong việc xây dựng môi trường sư phạm, môi trường giáo dục toàn diện và văn hóa học đường, đảm bảo các điều kiện để xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Ông Bùi Văn Linh- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT)- cho biết: Luật Giáo dục đã nều rõ, mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, sáng tạo, sức khỏe, thẩm mỹ...

Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu trên, cần triển khai thành công hiệu quả các quyết định tại Luật Giáo dục, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

Thông qua hoạt động dạy và học, tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, sinh viên để giúp cho các em có trí tuệ, năng lực đầy đủ, hành vi, ý thức trách nhiệm sau khi các em rời ghế nhà trường. Đây là cơ sở để xây dựng được nền tảng của thế hệ công dân ưu tú, tích cực, có tinh thần trách nhiệm trong việc phát triển đất nước trong tương lai.

Trong quá trình đó, cần có trách nhiệm rất cao trong việc xây dựng môi trường sư phạm, môi trường giáo dục toàn diện và văn hóa học đường, đảm bảo các điều kiện để xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Trong thời gian vừa qua, công tác đảm bảo an toàn trường học được Bộ GD&ĐT rất chú trọng chỉ đạo, triển khai trong toàn quốc và đã đạt những kết quả.

Bộ GD&ĐT đã tích cực tham mưu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để ban hành, ban hành theo thẩm quyền rất nhiều văn bản, dần hoàn thiện  hành lang pháp lý về đảm bảo trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. 

Năm 2017, Bộ GD&ĐT đã chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định 80 ngày 17/7/2017 quy định về trường học an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường.

Trong Nghị định đã giải thích từ ngữ rất cụ thể thế nào là “xâm hại, bạo lực học đường”, trách nhiệm của các bên liên quan. Nghị định phân công rất rõ trách nhiệm chủ trì, đầu mối của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an…

Đặc biệt có một phần tổ chức thực hiện liên quan đến thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp trong việc đảm bảo điều kiện để xây dựng được trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường rất cụ thể và chi tiết.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành 14 Thông tư liên quan để chỉ đạo triển khai công tác này. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng tham mưu Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 1299 ngày 3/10/2018 phê duyệt Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.

Mục tiêu của Đề án nhằm tăng cường xây dựng văn hóa học đường. Từ đó tạo sự tiến bộ, ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục, xây dựng được mỗi cơ sở giáo dục là một trung tâm văn hóa. Các thành viên trong nhà trường có ứng xử phù hợp, văn minh, hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh.

Về trách nhiệm, thẩm quyền của mình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 5886 về chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thường xuyên đến 2021.

Một số Thông tư rất quan trọng giúp cho việc giải quyết triệt để bạo lực học đường, thứ nhất là Thông tư 31/2017 quy định về công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông.

Theo đó, tất cả các trường phổ thông đều có trách nhiệm thành lập tổ tư vấn tâm lý, một đồng chí trong Ban Giám hiệu là tổ trưởng, các thành viên là cán bộ có năng lực.

Hơn nữa, Bộ GD&ĐT quy định đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm này được Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình quy định của Bộ và được các trường đại học có Khoa Tâm lý giáo dục, Khoa Giáo dục tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Với Thông tư 33 triển khai công tác xã hội trong trường học, chúng ta sẽ rà soát, tổng hợp, theo dõi, có chương trình hỗ trợ riêng cho nhóm học sinh yếu thế ở trong các trường học.

Với hai Thông tư này, Bộ GD&ĐT sẽ nắm bắt được toàn bộ tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của học sinh. Từ đó, các thầy cô tư vấn tâm lý và cán bộ nhà trường, gia đình hỗ trợ cho các con giải quyết tốt được vấn đề này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.