Nỗ lực phi hạt nhân tại Triều Tiên có trở thành hiện thực?

GD&TĐ - Trong tuần vừa qua, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có nhiều động thái tích cực trong việc xây dựng hình ảnh thân thiện với người dân Hàn Quốc qua chuyến thăm chính thức của Tổng thống Moon Jae-in.  

Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn nóng trong tham vọng hòa bình vĩnh viễn của các bên
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn nóng trong tham vọng hòa bình vĩnh viễn của các bên

Dẹp dần hoài nghi của phương Tây

Trên các phương tiện truyền thông, ông đang tỏ ra là 1 con người khác hẳn với những lời mà Tổng thống Mỹ Trump từng dùng để miệt thị như “thằng tí hon thích nghịch tên lửa”… thông qua việc cho phép chuyên gia quốc tế đến kiểm chứng quá trình phi hạt nhân “vĩnh viễn” các bãi thử nghiệm ở đất nước này, đồng thời bày tỏ mong muốn chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 để tập trung vào việc cải tổ nền kinh tế và phát triển song phương.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những cơ sở bị phá hủy chỉ là con tốt cho chiêu bài chính trị và không thực sự ảnh hưởng tới khả năng chế tạo tên lửa hạt nhân của Triều Tiên và ông Kim Jong-un vẫn chưa đưa ra được 1 kế hoạch phi hạt nhân hoàn toàn cụ thể cũng như liệt kê kho vũ khí và các cơ sở còn giấu kín.

Trong đó, mục tiêu quốc tế hàng đầu được đặt ra là khiến cho Triều Tiên không bao giờ có thể chế tạo bom hạt nhân được nữa. Tại lần phát biểu đầu tiên ở LHQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng đe dọa sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bên trong năm nay phần nào đã được giảm nhẹ sau hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước vào tháng 6 tại Singapore và từ đó đến nay Tổng thống Trump vẫn không ngừng ca ngợi sự thay đổi của Triều Tiên bất chấp tiến trình phi hạt nhân chậm chạp gần như không phát triển. Cựu chuyên gia đàm phán của Mỹ dưới thời, Tổng thống George W.Bush cho biết ông Trump đang sử dụng “chiến thuật tích cực”, trong đó đề cao các động thái mang tính làm hài lòng dân chúng hơn là hành động có giá trị thực.

Ông Trump sẽ có cuộc gặp mặt với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong ngày 24/9 để bàn luận về nội dung của hội nghị thượng đỉnh Hàn Triều mới diễn ra và lên kế hoạch mở hội nghị Mỹ - Triều lần hai xoay quanh các thỏa thuận mà Triều Tiên đề đạt ở Mỹ để xúc tiến quá trình phi hạt nhân.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề xuất một cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao của Triều Tiên Ri Yong Ho và lên kế hoạch chủ trì một cuộc họp Hội đồng Bảo an vào thứ 5 xoay quanh các nỗ lực phi hạt nhân.

Còn đó những nghi ngại về một cam kết thực chất

Triều Tiên đang cố gắng xây dựng hình ảnh cởi mở với thế giới nhưng bản thân nó vẫn là một nhà nước kín đáo với hàng đống danh sách mà phương Tây cho là vi phạm nhân quyền được công bố bởi LHQ mỗi năm. Chính phủ nước này vẫn đang bắt giữ hàng chục nghìn tù nhân chính trị ở các trại cải tạo lao động. Cảnh sát mật ở khắp mọi nơi, nghe nhạc Hàn Quốc hay bàn luận, bày tỏ ý kiến chính trị về đường lối đều bị cấm....

Bên cạnh đó, Lãnh đạo Kim còn bị quốc tế nghi ngờ đã ra lệnh ám sát chính người anh em cùng cha khác mẹ của mình, Kim Jong Nam tại Malaysia và xử tử hình chú của mình, Jang Song Thaek trong năm 2013.

Những người dân đào thoát khỏi Triều Tiên hiện vẫn không ngừng viết lại các câu chuyện về hành động vi phạm nhân quyền trên diện rộng của chính phủ. “Thế giới có thể nhìn nhận ông ta như một người dễ mến, nhưng đối với những người Triều Tiên tị nạn, ông là một diễn viên hài xách theo chiếc máy chém”.

Joseph Yun, người sẽ kết thúc nhiệm vụ Đại sứ của Mỹ ở Triều Tiên năm nay cho biết tuy quan hệ song phương đã phần nào được cải tiến, mục tiêu “phi hạt nhân hoàn toàn” Triều Tiên mà Ngoại trưởng Pompeo đặt ra trước tháng 1/2021 - thời điểm nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc vẫn còn là một ước mơ cần giải mã sớm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ