Nỗ lực kết nối định hình cuộc sống đô thị tương lai của Liên Hiệp Quốc

GD&TĐ - Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã đưa ra lời kêu gọi tại Hội nghị về Môi trường sống Đô thị lần thứ 3 (UN Habitat III) được tổ chức 20 năm một lần. 

Nỗ lực kết nối định hình cuộc sống đô thị tương lai của Liên Hiệp Quốc

Ước tính có khoảng 35.000 đại biểu từ khắp các quốc gia đã tham dự Hội nghị kéo dài ba ngày vừa diễn ra tại thủ đô Quito, Ecuador.

Sửa chữa những hệ lụy

Ngày nay, các khu vực đô thị là ngôi nhà của hơn một nửa dân số thế giới, và xu hướng này đang tiếp tục phát triển với nhịp độ không thể kiểm soát, các chuyên gia cảnh báo.

“Các thị trưởng thành phố đang ở chiến tuyến đầu trong cuộc chiến cho sự bền vững”, ông Ban Ki-moon nói với các khán giả trong một cuộc họp với những người đứng đầu thành phố, bên lề Hội nghị Habitat III - “Các bạn đang phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân; bao gồm: Nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầng và môi trường sống bền vững. Tuy nhiên, vì ngân sách eo hẹp chúng ta phải đưa ra quyết định lựa chọn ưu tiên”.

Hội nghị của các lãnh đạo thành phố và chính trị gia toàn cầu năm nay, được thực hiện nhằm đưa ra cam kết đạt những mục tiêu toàn cầu, bao gồm các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc và Hiệp định Khí hậu Paris. Hội nghị UN Habitat III được Liên Hiệp Quốc mô tả là cuộc họp được tổ chức lớn nhất trong lịch sử, nhằm tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết - giúp hình thành và phát triển đô thị trên toàn thế giới 20 năm tới.

Việc công nhận Chương trình Đô thị Mới, là công cụ phát triển đô thị trong thế kỷ 21, TS Joan Clos, Giám đốc điều hành UN Habitat và Tổng Thư ký của Hội nghị cho biết. Ông nói rằng biến cố trên thế giới gần đây, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển đô thị bền vững.

TS Clos chia sẻ thêm: “Đó là một chương trình nhằm xem xét lại quá trình đô thị hóa và tránh những sai lầm đã mắc phải trong quá trình phát triển 20 năm qua. Khi chúng ta nhìn vào số liệu thống kê, sẽ thấy rằng trình độ tổ chức kế hoạch đang đi xuống, chất lượng quy hoạch giảm nhiều. Nó tạo ra một tình huống rất nguy hiểm, khi ngày càng nhiều người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc định hướng sai của các chuyên gia quy hoạch”. Ông khẳng định: “Chúng ta sẽ khắc phục điều đó”.

Di sản thế kỷ 20

Habitat III chính thức được gọi là Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Phát triển Nhà và Đô thị bền vững. Đây là cuộc họp lần thứ 3 với sự tham gia của tất cả các nước và diễn ra 20 năm một lần. Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại Vancouver, Canada vào năm 1976, và lần thứ hai được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1996.

Trong suốt thời kỳ đó, dân cư trên thế giới đã chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị, với tỷ lệ hiện nay là 54% người sống tại khu vực đô thị. Dự báo, tỷ lệ này sẽ lên 66% vào giữa thế kỷ 21. Năm 1950, dân cư tại các đô thị chỉ chiếm 1/3 dân số thế giới. Lúc đó, trên thế giới chỉ có hai “Đại đô thị” có quy mô dân số hơn 10 triệu người, gồm: New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản). Ngày nay, dân cư mỗi thành phố trên lên đến 20 triệu. Đại đô thị Tokyo là vùng đô thị lớn nhất thế giới, đã tăng từ 13 triệu dân trong thập kỷ 1950 lên 38 triệu vào năm nay.

Trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 200.000 người di chuyển từ nông thôn lên sinh sống tại các đô thị. Các quốc gia phát triển gánh vác phần lớn trong con số trên, khiến nhiều chính phủ đang phải vật lộn với dòng người di cư. Dân số thành thị trong hiện tại đã tăng 40 lần so với năm 1950. Điều này dẫn đến việc phát triển quá nhanh các khu dân cư không có trong quy hoạch, cũng như các khu ổ chuột trong thành phố tại nhiều nước.

Việc áp dụng Chương trình Đô thị Mới với sự đồng ý của đại diện 167 quốc gia là một cố gắng để đảo ngược “di sản của thế kỷ 20”: Quá trình đô thị quá thiếu kiểm soát và tỷ lệ nghèo tại đô thị gia tăng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.