Nỗ lực giảm tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam

GD&TĐ -  Ngày 28/8, Chương trình Động vật hoang dã châu Á (Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID) chính thức khởi động giai đoạn 3 của sáng kiến “Chí”. Việc triển khai chương trình trên nhằm hướng tới mục đích giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam.

Các đại biểu chia sẻ giải pháp giảm tiêu thụ sừng tê giác
Các đại biểu chia sẻ giải pháp giảm tiêu thụ sừng tê giác

Khảo sát của Tổ chức  TRAFFIC tại Việt Nam cho thấy sừng tê giác vẫn được săn lùng bởi tính quý, hiếm và đặc biệt theo quan niệm của nhiều người chúng có thể dùng để chữa bệnh. Bà Nguyễn Tuyết Trinh (Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam) cho biết: 4% trong số 600  người được hỏi tại Hà Nội và TP HCM thừa nhận từng mua, sử dụng hoặc tặng sừng tê giác… Điều này đã góp phần làm gia tăng hành vi săn bắn, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ trái phép sừng tê giác, đẩy loài vật này đến nguy cơ tuyệt chủng ở nhiều nơi.

Chính phủ Mỹ cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia trên toàn thế giới nhằm chống lại tội phạm động vật hoang dã và chấm dứt tiêu thụ các sản phẩm bất hợp pháp từ động vật hoang dã.

 

Ông Craig Hart, Quyền Giám đốc USAID tại Việt Nam.

Cũng theo bà Trinh, qua khảo sát cho thấy nhóm có nhu cầu cao sử dụng sừng tê giác là người có điều kiện kinh tế, có địa vị xã hội. Do vậy,  sáng kiến truyền thông xã hội mang tên “Chí” hay “Sức tại Chí” ra đời với mong muốn thay đổi hành vi sử dụng sừng tê giác như một sự thể hiện đẳng cấp xã hội.

Được phát động lần đầu tại Hà Nội và năm 2014, đến nay, sáng kiến “Chí” bước vào giai đoạn 3 với hy vọng sẽ tiếp tục góp phần giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác thông qua các giải pháp truyền thông thay đổi hành vi.

Theo bà Sarah Ferguson, Trưởng đại diện Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam, "với sự hỗ trợ của Chương trình Động vật hoang dã châu Á của USAID và sự cam kết mạnh mẽ của các đối tác Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm những giải pháp truyền thông thay đổi hành vi sáng tạo hơn để tiếp tục giảm thiểu nhu cầu sử dụng động vật hoang dã tại Việt Nam".

Chương trình Động vật hoang dã châu Á của USAID hỗ trợ các giải pháp phòng chống tội phạm buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới thông qua việc tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng, tăng cường năng lực thực thi pháp luật cũng như thúc đẩy hơp tác khu vực, cụ thể là tại Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Campuchia. Các hoạt động của chương trình tập trung vào 4 loài động vật là tê giác, tê tê, hổ và voi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.