Nỗ lực giảm nghèo thông qua triển khai hiệu quả các dự án vay vốn

GD&TĐ - Hiện nay, công tác giảm nghèo đang được các địa phương tích cực đẩy mạnh, thông qua các chương trình, chính sách hiệu quả.

Nỗ lực giảm nghèo thông qua triển khai hiệu quả các dự án vay vốn.
Nỗ lực giảm nghèo thông qua triển khai hiệu quả các dự án vay vốn.

Tăng cường công tác tuyên truyền

Trung Lương là xã miền núi còn khó khăn của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, toàn xã có số hộ dân là trên 1.200 hộ, trong đó có 93 hộ cận nghèo, 134 hộ nghèo và 138 hộ mới thoát nghèo. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi nên thu nhập của bà con không ổn định, đời sống bấp bênh.

Với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương và ngân hàng chính sách Định Hóa, sự phối hợp giữa các ngành đoàn thể trong xã. Nhân dân trong địa bàn đã khắc phục khó khăn đoàn kết vươn lên hoàn thành các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của địa phương.

Toàn xã hiện có 16 tổ tiết kiệm vay vốn do 4 tổ chức chính trị xã hội quản lý, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giảm nghèo xã Trung Lương, nên công tác triển khai quản lý sử dụng vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội đã đạt được kết quả tốt.

Bên cạnh đó, ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hoá đã tích cực phối hợp với UBND xã, các tổ chức hội triển khai có hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm, từ đó tạo đòn bẩy hỗ trợ người lao động mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền những ưu đãi của nguồn vốn vay đến người dân, ngân hàng chính sách xã hội huyện cùng với UBND, các tổ chức đoàn thể đã tiến hành thẩm định, giải ngân cho vay thuận lợi, nhanh chóng các dự án vay vốn.

Cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, nước sạch, vệ sinh môi trường..., hàng tỷ đồng vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, nước sạch, vệ sinh môi trường..., hàng tỷ đồng vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, nước sạch, vệ sinh môi trường..., hàng tỷ đồng vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Tăng cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi

Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã hỗ trợ cho vay nhiều đối tượng lao động lao động nông thôn có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Trong quá trình triển khai, cùng với tăng cường tuyên truyền, giải ngân cho các đối tượng vay vốn, Ngân hàng chính sách xã hội huyện cũng phối hợp chặt chẽ với UBND xã và các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ phát triển ngành nghề, từ đó góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm tháng 9 năm 2023, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hoá đã giải ngân cho 40 dự án được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm với tổng số vốn 3.630.000.000đ, qua đó đã có trên 40 lao động được tạo việc làm ổn định. Hầu hết các dự án vay vốn được đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nghề phụ, nghề truyền thống và kinh doanh tổng hợp.

Ông Mai Công Đại, xóm Quyết tâm, xã Trung Lương, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên cho biết: Trước đây hai vợ chồng đi làm thuê cho các công trình, thu nhập rất bấp bênh, nhưng từ khi được tiếp cận nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hoá, gia đình bắt tay vào trồng nấm linh chi và nấm sò.

Quá trình trồng nấm có nhiều thuận lợi do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Hiện nay, cứ mỗi 1kg nấm sò sẽ bán được khoảng 30.000 đồng và 1kg nấm linh chi có giá 1.200.000 – 1.400.000 đồng. Từ đó, không chỉ giúp tăng thu nhập cho gia đình lên khoảng 200 triệu đồng/ năm mà khi vào vụ chính, gia đình cũng sẽ thuê thêm 4 – 5 lao động địa phương để thu hoạch và đóng gói sản phẩm.

Có thể nói, thông qua các nguồn vốn vay đã giúp gia đình anh Đại và một số hộ dân khác vươn lên thoát nghèo, ngày càng nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần.

Như vậy, để chính sách tín dụng này tiếp tục đi vào cuộc sống trong thời gian tới, các Ban, ngành, đoàn thể trong xã sẽ tiếp tục quan tâm và đề nghị cấp trên cấp thêm nguồn vốn cho chương trình cho vay giải quyết việc làm, làm cơ sở để các địa phương thực hiện giải ngân, từ đó giúp các gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm trong việc duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn các năm tiếp theo để bổ sung vốn tạo việc làm và giải ngân nguồn vốn. Ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp; ưu tiên cho vay đối với lao động là người khuyết tật, lao động thanh niên, phụ nữ, nông dân nông thôn.

Bên cạnh đó địa phương sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động, các hội, đoàn thể lồng ghép hoạt động tín chấp nguồn vốn với các chương trình khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.