Nỗ lực để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ở địa bàn khó khăn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Do địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn vì vậy Lạng Sơn hiện còn trên 700 điểm trường lẻ và trên 600 lớp ghép.

Cô trò Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.
Cô trò Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Lạng Sơn hiện có trên 700 điểm trường lẻ

Theo chia sẻ của bà Hà Thị Khánh Vân – Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn: “Quy mô trường lớp của Lạng Sơn ở vùng miền núi, dân tộc còn nhỏ lẻ, do địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; Hiện trên địa tỉnh Lạng Sơn có trên 700 điểm trường lẻ và trên 600 lớp ghép ở hai cấp học là Tiểu học và Mầm non;

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số trường vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu thốn; chưa có phòng học bộ môn, phòng chức năng; thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học ở một số bộ môn như Tiếng Anh, Tin học”.

Bà Vân cũng cho biết thêm, nhiều điểm trường lẻ không có mạng internet hoặc chất lượng đường truyền kém nên việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tài liệu bổ trợ trong dạy học hạn chế.

Hiện nay tỷ lệ phòng học chưa được kiên cố hóa còn chiếm khoảng 20%. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thay thế các phòng học tạm, phòng bán kiên cố đang xuống cấp, phòng học nhờ, phòng học bộ môn.. còn thiếu.

Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Cơ cấu giáo viên hiện có chưa đồng đều, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số môn học, đặc biệt đối với môn học mới trong chương trình GDPT 2018; do tình hình dịch Covid-19, việc triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên còn khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh, tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 84%; Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực ngay sau khi ban hành không có giai đoạn chuyển tiếp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh, giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn; đặc biệt đối với học sinh thuộc nghèo và cận nghèo.

Sở GD&ĐT Lạng Sơn đã kịp thời khảo sát, rà soát, đánh giá tác động của quyết định 861 và 612 đối với tất cả học sinh; giáo viên và tình hình hoạt động của các trường PTDTBT ở vùng đặc biệt khó khăn; hiện đang tham mưu cho tỉnh có chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định công tác dạy học ở các nhà trường.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành các văn bản kịp thời, quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện việc đảm đảm các điều kiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh;

Lớp học ở nhà văn hóa của Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Lớp học ở nhà văn hóa của Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Tích cực chuẩn bị các điều kiện

Bà Hà Thị Khánh Vân cũng cho biết thêm, hiện Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành "nghị quyết về đổi mới căn bản và phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030".

Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, rộng rãi bằng nhiều hình thức. Các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới.

Quan tâm, xây dựng đội ngũ nhà giáo phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ bản có phẩm chất, đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao; cơ cấu giáo viên theo từng cấp học từng bước hợp lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Ngành đã quan tâm thực hiện đào tạo giáo viên các cấp học đảm bảo chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019; Ngành đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết về việc hỗ trợ giáo viên đào tạo văn bằng 2... Nhờ đó, đã kịp thời khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học, đặc biệt là đáp ứng được công tác giảng dạy đối với các môn học mới trong chương trình GDPT 2018.

Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục có sự quan tâm sát sao, quyết liệt trong việc triển khai, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các modul về chương trình GDPT 2018;

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư nâng cấp, bổ sung kịp thời; sách giáo khoa được cung ứng kịp thời, đầy đủ phục vụ cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.