Ninh Thuận: Tỷ lệ xóa mù chữ đạt chuẩn mức độ 1

GD&TĐ - Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận vừa tổng kết năm học 2019 – 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 đối với giáo dục thường xuyên. Theo đó, tỷ lệ xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt 93– 96%.

Ninh Thuận tỷ lệ xóa mù chữ đạt chuẩn mức độ 1.
Ninh Thuận tỷ lệ xóa mù chữ đạt chuẩn mức độ 1.

Cụ thể, tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ đạt 93,37% (mục tiêu của kế hoạch đến năm 2020 là 98%) và tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ đạt 96,46% (mục tiêu của kế hoạch đến năm 2020 là 99%), đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

Đối với tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi từ 36 trở lên ở các vùng núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khá cao. Toàn tỉnh hiện còn hơn 20.500 người trong độ tuổi từ 36 - 60 mù chữ, chiếm tỷ lệ 10,31%.

Hiện nay, công tác vận động người dân tham gia học các lớp học xóa mù chữ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều địa phương, mặc dù số người mù chữ còn cao, tập trung ở độ tuổi 35-60, nhưng không vận động được đủ học viên để mở lớp.

Hầu hết người mù chữ là người lớn tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đi làm ăn xa, không có mặt ở địa phương. Trong năm học 2019-2020, chỉ có 1/7 huyện (Thuận Nam) mở được lớp xóa mù chữ.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận, Nguyễn Huệ Khải cho biết: “Hiện nay, còn một số tồn tại, khó khăn như, việc bố trí, phân công cán bộ phụ trách công tác xây dựng xã hội học tập tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc điều động giáo viên biệt phái sang làm việc ở các trung tâm học tập cộng đồng hầu như không thực hiện được. Việc phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ở một số nơi chỉ dừng lại ở bước xây dựng chương trình, kế hoạch, việc tổ chức thực hiện chưa được chú trọng, khâu sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm. - Nhiều xã, phường, thị trấn tổ chức Đảng, Chính quyền chưa quan tâm, giao phó cho cán bộ phụ trách mà không có sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc”.

Ngoài ra, ông Khải còn cho biết thêm, nhiều nơi chưa tập hợp được sự tham gia của các Đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội ở địa phương trong hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, dẫn đến chất lượng hoạt động của một số nơi còn hạn chế, chỉ thấy khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, kinh phí, tài liệu, nghiệp vụ... chưa chủ động tìm cách khắc phục khó khăn.

Đối với phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 – 2021, Sở GD&ĐT cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và nhà nước trong thực hiện đổi mới giáo dục và xây dựng xã hội học tập, tăng cường thực hiện công tác xóa mù chữ, củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ.

Đổi mới công tác quản lí, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục,…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.