Những vi nhựa của lốp ô tô có thể là nguồn gốc vi nhựa có trong dải nước biển ven bờ

Những vi nhựa của lốp ô tô có thể là nguồn gốc vi nhựa có trong dải nước biển ven bờ

Đó chỉ là một trong nhiều phát hiện từ nghiên cứu toàn diện nhất cho đến nay về vi nhựa ở tiểu bang California của Hoa Kỳ.

Mưa đã rửa trôi hơn 7 nghìn tỉ vi nhựa. Phần lớn những mảnh lốp này bị bỏ lại bên đường ở vịnh San Francisco hàng năm - nhiều hơn gấp 300 lần so với lượng xơ vi mảnh từ việc giặt quần áo sợi polyester, vi hạt nhựa từ các sản phẩm làm đẹp và các loại nhựa được xả xuống bồn rửa và cống rãnh.

Mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy những hạt nhựa nhỏ bé này. Chúng bị lên án do đã làm vấy bẩn nước và ảnh hưởng đến các động vật hoang dã, tuy nhiên lại rất khó nghiên cứu. Chúng có ở khắp mọi nơi. Những hạt vi nhựa này trôi dạt vào đại dương với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, nhiều loại còn được phủ hóa chất và thuốc nhuộm. Các nhà khoa học Hoa Kỳ và trên khắp thế giới thậm chí vẫn chưa thống nhất về cách chính xác để đo, lấy mẫu hay nghiên cứu chúng.

Vì vậy, một nhóm nhà khoa học dẫn đầu là Viện Nghiên cứu ở San Francisco và 5 Gyres - một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận tập trung vào việc giảm ô nhiễm nhựa, đã bắt đầu tạo ra một kho lưu trữ các loại để có thể xác định được tất cả những cách vi nhựa có thể xâm nhập vào vịnh San Francisco. Họ đã phân tích hàng trăm mẫu từ cá, trầm tích, nước trên bề mặt, nước thải, nước mưa và cố gắng để tìm ra nguồn gốc của tất cả các hạt này.

Mark Gold - người đứng đầu Hội đồng Bảo vệ Đại dương của bang gần đây đã được bổ nhiệm làm Phó Thư kí của bang về chính sách về đại dương và vùng ven biển đã rất bất ngờ khi biết rằng có nhiều các mẫu lốp xe đến vậy.

Ông Gold - người đã hơn 30 năm làm nghề thu dọn hóa chất độc hại ở những bãi biển của California nói rằng: “Tôi đã từng nghĩ rằng những chất độc hại này bắt nguồn từ chất thải của thành phố chứ thực sự không phải từ những hạt vật lí bắt nguồn từ lốp xe. Tuy nhiên số lượng các hạt cùng với phạm vi và tầm ảnh hưởng của vấn đề này làm cho bạn cảm thấy rằng có một thứ gì đó cần phải được xem xét một cách kĩ lưỡng.”

Một khi nhựa xâm nhập vào môi trường, nó sẽ tan ra thành những mẫu nhỏ hơn nhưng không bao giờ phân hủy. Những mẫu nhỏ ấy tiến vào đại dương, vào lòng biển, nơi có sinh vật biển và cuối cùng trở thành một phần trong thức ăn và nước uống con người hấp thụ vào hàng ngày.

Một nghiên cứu gần đây của UC Davis lấy các mẫu hải sản được bán ở chợ địa phương của vịnh Half Moon và nhận thấy rằng ¼ lượng cá và ⅓ động vật biển có chứa những mảnh vụn nhựa. Một cuộc khảo sát so sánh 150 mẫu nước máy của 5 châu lục cho thấy rằng các vi sợi tổng hợp tồn tại ở hầu hết các mẫu, 94% trong các mẫu của Hoa Kỳ.

Những vi nhựa được tìm thấy ở hồ Tahoe, ở rất rất sâu dưới lòng đại dương, ngay cả ở Bắc Cực - một trong những nơi xa nhất của thế giới. Một đánh giá khoa học của 52 nghiên cứu gần đây kết luận rằng con người trung bình mỗi tuần hấp thụ lượng vi nhựa bằng với một cái thẻ tín dụng. Liên minh Châu Âu đang cố gắng để phân loại vi nhựa như là một chất gây ô nhiễm - thứ không an toàn ở bất kì mức độ nào.

Loại bỏ nhựa ở nơi sản xuất ra nó sẽ là một cách tối ưu mặc dù đây là một biện pháp hơi phi thực tế. Trong khi con người có thể ngừng sử dụng ống hút nhựa, chính phủ có thể cấm sử dụng vi hạt nhựa và các công ty có thể tái thiết kế màng bọc thì việc giảm sự phụ thuộc của thế giới vào ô tô là một nút thắt khó tháo gỡ.

Một ý tưởng sáng tạo rằng việc sử dụng cái gọi là vườn mưa và những cơ sở hạ tầng dựa trên thiên nhiên có thể ngăn dòng chảy ô nhiễm trước khi nó chảy ra biển. Được thiết kế để loại bỏ các kim loại và độc tố cũng như mang thiên nhiên trở lại với thành phố, một vườn mưa địa phương được phát hiện là đã lưu giữ hơn 90% các vi hạt.

Warner Chabot - giám đốc điều hành của một Viện Nghiên cứu ở San Francisco và là một nhà tư tưởng khoa học độc lập nói: “Vai trò của việc phủ xanh thành phố là một phần của giải pháp tổng thể.”

Nhựa làm ô nhiễm không khí mà chúng ta hít thở, nước chúng ta uống và thức ăn của chúng ta. Nhựa là một nhân tố lớn gây ra vấn đề nóng lên toàn cầu. California có nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, vì vậy chúng ta có thể đi đầu thế giới về các giải pháp.” - Rosanna Xia.

Theo The Star

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.