Những tư thế xấu có hại cho sức khỏe cần phải tránh xa

Theo Lifehack, tư thế đi, đứng, ngồi… có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống. Việc có tư thế đúng sẽ giúp cải thiện sức khỏe và sự tự tin của chúng ta.

Uốn cong cột sống quá mức thể gây ra những tác hại khôn lường lên sự hoạt động của cột sống.
Uốn cong cột sống quá mức thể gây ra những tác hại khôn lường lên sự hoạt động của cột sống.

1. Đầu nghiêng về phía trước

Ảnh minh họa.

Những người có xu hướng cúi đầu về phía trước có nguy cơ bị căng dây chằng cổ rất lớn, điều này gây nên những cơn đau vai gáy, cứng cổ.

2. Ngón chân co vào trong

Nhung tu the xau co hai cho suc khoe can phai tranh xa

Ngón chân co vào trong có thể là biểu hiện của chứng viêm khớp, biến dạng xương hoặc thiếu sự hỗ trợ của một số cơ. Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể thực hiện bài sau:

Nằm xuống, sau đó co gối vuông góc 90 độ, giữ 2 gót chân chạm vào nhau, giữ hông của bạn ổn định sau đó từ từ nhấc 2 chân lên. Thực hiện động tác này 12 lần mỗi ngày.

3. Tư thế gù vai

Nhung tu the xau co hai cho suc khoe can phai tranh xa

Nguyên nhân của tư thế xấu này là do bạn có phần cơ thang (phần cơ hình tam giác nằm ngay dưới cổ) quá ngắn. Bài tập để điều chỉnh tư thế này là đặt chéo hai cánh tay qua 2 bên vai, từ từ xoay đầu cho tới khi bạn cảm thấy các cơ giãn ra.

4. Uốn cong cột sống quá mức

Nhung tu the xau co hai cho suc khoe can phai tranh xa

Tư thế này có thể gây ra những tác hại khôn lường lên sự hoạt động của cột sống. Giải pháp cho tình huống này là tập đứng thẳng, không quá ưỡn ngực về phiá trước. Cần đảm bảo rằng thắt lưng của bạn không bị căng quá mức.

5. Bàn chân vịt

Nhung tu the xau co hai cho suc khoe can phai tranh xa

Những người có dấu hiệu bàn chân vịt khi có các ngón chân có xu hướng xòe ra ngoài. Điều này có thể gây ra các cơn đau lên vùng eo và lưng dưới. Để cải thiện điều này, bạn có thể áp dụng bài tập sau:

Giữ cơ thể ở tư thế bò, 2 bàn tay và 2 đầu gối chạm đất, đặt bàn chân này lên phần sau đầu gối của chân kia, từ từ kéo toàn bộ cơ thể về phía sau và giữ khoảng 30 giây cho đến khi toàn bộ các cơ được giãn ra. Lặp lại động tác với chân kia.

    Theo Sức khỏe gia đình

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ

    Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

    Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

    GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ