Những thực phẩm giúp giải rượu ngày Tết

GD&TĐ - Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu. Ngoài ra sữa chua vốn là thức uống giàu canxi còn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu gây ra bởi rượu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin trên Báo Sức khoẻ và đời sống, trước khi uống rượu, để giảm bớt tác hại của rượu, có thể ăn lòng trắng trứng gà chín: Lòng trắng giàu loại protein khiến cồn trong rượu bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt lượng cồn hấp thu vào máu. Mặt khác, nó còn giúp tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.

Hoặc có thể ăn đậu xanh hoặc uống nước vỏ đậu xanh bởi đậu xanh là loại thực phẩm có khả năng phân hủy các loại độc tố rất tốt. Theo Đông y, đậu xanh bồi bổ nguyên khí, làm mát gan, giải được nhiều thứ độc.

Uống chút giấm, nước chanh đường hoặc ăn các loại quả chua: Các acid này có thể giúp trung hòa một số alcohol trong rượu.

Trong khi uống rượu

Trong mâm rượu, ngoài các món đồ nhắm nên có một số món ăn giúp giải độc chất cồn như: củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, cam quýt, dâu tây, chanh, các món ăn chế biến từ đậu xanh (như nhân bánh chưng)... Bạn không nên chỉ uống suông mà cần ăn nữa, kèm thêm các món vừa kể.

Thực phẩm nên ăn sau khi uống rượu

Trà xanh: Trà xanh từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của người Việt. Nhưng ít ai biết rằng trà xanh có thể giải rượu hiệu quả nhờ thành phần có chứa chất axit tanic giúp loại bỏ lượng cồn hấp thụ vào trong cơ thể. Cho người say uống trà xanh sẽ giúp họ lấy lại sự tỉnh táo.

Chanh: Chanh có nhiều axit, vị chua tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc khá tốt. Sau khi uống rượu bia, uống một cốc nước chanh ấm sẽ rất hữu hiệu trong việc giải rượu.

Chuối: Ăn 1-3 trái chuối sẽ giúp làm giảm cảm giác hồi hộp, đau tức ngực sau khi uống rượu. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường đồng thời làm giảm tỷ lệ cồn trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực, và các triệu chứng khác.

Trà gừng: Nếu như không dùng gừng trực tiếp, bạn có thể sử dụng trà gừng. Trà gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn, đồng thời giúp bổ sung vitamin B và giảm tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.

Nước đậu đen: Khi quá say hoặc bị ngộ độc rượu chúng ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu. Ngoài ra sữa chua vốn là thức uống giàu canxi còn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu gây ra bởi rượu.

Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra rằng đó là bởi vì mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose, có thể thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. 

Hoặc có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.

Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt pha đường uống.

Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống.

Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.

Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10-30g), hoặc giã 5-10g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống.

Giấm ăn 60g, đường 15g, gừng 3 lát, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.

Chanh tươi một quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng, ăn cả quả càng tốt.

Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g, có thể sao thơm; mơ chua 2 quả, cho vào khoảng 300ml nước, sắc nhỏ lửa 20 - 30 phút rồi uống, thêm chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ