Sự thật về thuốc giải rượu, “đánh bay” nồng độ cồn thần tốc chỉ sau 15 phút sử dụng

Sự thật về thuốc giải rượu, “đánh bay” nồng độ cồn thần tốc chỉ sau 15 phút sử dụng

Theo Nghị định số 100/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, lái xe có nồng độ cồn trong hơi thở, máu khiến người dân lo lắng.

Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày trên mạng xã hội lập tức xuất hiện những loại thuốc, thực phẩm chức năng được quảng cáo là có tác dụng giải rượu, loại bỏ nồng độ cồn tức thì. Theo người bán, sản phẩm có tác dụng chống say rượu, khử nồng độ cồn. Chỉ sử dụng một gói men có thể chống say cho loại rượu 45 độ, tử lượng tăng gấp 4 lần.

Sản phẩm được quảng cáo là enzym tự nhiên, lên men hữu cơ, thành phần từ bột khô, khoai, sắn... Sau 15 phút sử dụng là có hiệu quả ngay. Nếu còn nồng độ cồn trong cơ thể, người bán sẵn sàng hoàn tiền.

Loại thuốc giải rượu này được đóng gói sơ sài bằng những túi nilon màu bạc, không nhãn mác, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Giá được bán khoảng 400.000 đồng/10 gói.

Thuốc giải rượu không có nhãn mác.

Thuốc giải rượu không có nhãn mác.

Sự thật về thuốc giải rượu, “đánh bay” nồng độ cồn thần tốc chỉ sau 15 phút sử dụng ảnh 2Ngoài ra, trên thị trường còn có loại vỉ thuốc giải rượu xách tay từ Nhật Bản. Giá bán của sản phẩm này là khoảng 120 nghìn đồng/5 viên.

Một loại khác cũng được quảng cáo nhiều là kẹo giải rượu được quảng cáo có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Loại kẹo mềm này có thần bần chính là curcumin 30g (tinh chất bột nghệ), giúp người uống lâu say và "đánh bay" nồng độ cồn trong máu.

Người bán nói rằng, chỉ cần ăn một gói (gồm 3 viên) trước khi vào cuộc nhậu 15 phút để tăng tửu lượng. Một gói sử dụng sau khi uống rượu để hạ nồng độ cồn. Giá phản phẩm giao động từ 60.000-100.000 đồng/gói.

Dại diện Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam chưa một sản phẩm nào được cấp phép lưu hành có công dụng giải rượu thần tốc như vậy. Ngay cả trên thế giới cũng chưa có loại thuốc nào có công dụng thần kỳ như vậy.

Hiện chỉ có một số thức năng có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa, tăng việc đào thài qua gan, giảm hấp thu rượu, chứ không có tác dụng làm hết nồng độ cồn trong cơ thể chỉ trong 15 phút.

BSCKI Lê Thị Cẩm Thơ, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM cho biết, nhiều loại được giới thiệu là thuốc giải rượu thực chất chỉ là thực phẩm chức năng, góp phần tham giá quá trình chuyển hóa rượu.

Chưa có bằng chứng nào chứng minh loại thuốc này có khả năng bảo vệ và phục hồi tổn thương do rượu hoặc làm giảm tình trạng say xỉn như các trang bán hàng đang quảng cáo.

Ngoài ra, thuốc giải rượu tham gia vào quá trình chuyển hóa rượu tại gan, làm tăng gánh nặng cho cơ quan này, tăng nguy cơ suy gan cấp.

Theo Khoevadep

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.