Những thói quen xấu của vợ chồng đẩy cuộc hôn nhân đến bờ tan vỡ

Nghiên cứu tâm lý cho thấy có nhiều điều nho nhỏ vợ chồng làm hằng ngày có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho hôn nhân.

Những thói quen xấu của vợ chồng đẩy cuộc hôn nhân đến bờ tan vỡ

Nói xấu nhau sau lưng

Rất nhiều người, đặc biệt là các bà vợ, có thói quen này. Thường xuyên kể xấu về vợ/chồng có thể thực sự khiến sự tôn trọng với bạn đời trong lòng bạn giảm xuống. Nếu vô tình để họ biết thì sẽ là tổn thương rất lớn. Khi phát hiện 1, họ có thể suy diễn rằng đã có đến hàng trăm lời nặng nề cỡ đó trở lên.

Từ đó, những cảm xúc tiêu cực, các so sánh nghiêng về chiều hướng xấu cũng đến, hóa thành lời chỉ trích, cãi vã.

Không thay đổi định kiến

Luôn luôn “ghim” những điểm xấu của nhau không khiến bạn đời tốt lên mà chỉ khiến tâm trạng bạn xấu đi. Thói quen suy nghĩ tiêu cực này sẽ đưa bạn đến thái độ tiêu cực tương tự, thể hiện rõ qua cách đối xử với đối phương.

Tất nhiên người ta sẽ nhận ra. Nếu bạn đời không phải là người bao dung với mình nhất đó sẽ là nỗi thất vọng lớn.

photo-0-1499866539569
Những thói quen xấu của vợ chồng đẩy cuộc hôn nhân đến bờ tan vỡ ảnh 2Không đặt mình vào vị trí của nhau

Đàn ông thường gặp khó khăn trong việc nhìn mọi việc bằng quan điểm của bạn đời, một phần vì cấu tạo sinh học và tâm lý của giới tính. Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân mà chồng không bao giờ chịu chấp nhận quan điểm của vợ chỉ đưa đến kết cuộc chia tay.

Trong khi đó, nếu vợ không chia sẻ, thấu hiểu được những khó khăn mà chồng mình đang trải qua, “châm chước” một chút cho chàng thì những lời trách móc liên tục sẽ như màn tra tấn hằng ngày với anh ấy.

Không biết điểm dừng

Một khi cuộc tranh cãi nổi lên, nó rất dễ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Khi ấy, cả cơ chế sinh học của cơ thể bạn cũng đi vào tình trạng "chiến đấu". Bạn có thể hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ và rối loạn ngôn từ. 

Quy-ong-hong-sung-vo-sinh-vi-can-benh-qua-nhieu-nguoi-Viet-mac-1-1551243359-392-width640height434

Khi phát hiện ra rằng mình không còn có thể nói năng tỉnh táo, chỉ muốn la hét giận dữ, tốt nhất là bạn nên im lặng để bình tĩnh lại.

Luôn che giấu cảm xúc

Có người khi gặp tình trạng xúc động mạnh lại quá điềm tĩnh, kiềm chế đến mức triệt tiêu cả khả năng bày tỏ cảm xúc của mình. Thế nhưng làm như thế lại khiến bạn đời bối rối, không hiểu được ý bạn.

Nếu giữ góc riêng quá kiên cố với chính bạn đời của mình bạn sẽ khiến họ nản lòng và đi chia sẻ với…người khác.

Vợ chồng la hét với nhau

Trên trang Psych Central, bà Erika Krull, là cố vấn về sức khỏe tâm thần được cấp phép ở Mỹ đã nêu ra 3 lỗi giao tiếp phổ biến ở các cặp vợ chồng khiến cho hôn nhân ngày càng trở nên tệ hại và cách khắc phục nó.

Khi cảm thấy tức giận, các cặp vợ chồng thường bắt đầu cao giọng với nhau. Sự tức giận tạo ra căng thẳng. Khi căng thẳng đến, chúng ta thường tìm cách giải phóng hoặc thể hiện nó ra bên ngoài. Và la hét lúc này là một lựa chọn. Đa số các cặp vợ chồng đã hành xử theo cách đó, mặc dù biết rằng, việc la hét chẳng thể nào mang lại sự tốt đẹp trong quan hệ hai người.

Đôi khi bạn cảm thấy, việc la hét làm cho bạn được giải tỏa, bớt đi sự căng thẳng. Cảm giác hài lòng là có thật, nhưng thường là vô cùng ngắn ngủi, sau đó mọi chuyện đâu lại vào đó. Bất cứ điều gì được nói trong khi tức giận đều có khả năng tiếp thêm dầu vào lửa, cơn giận không những không vơi đi mà nó sẽ càng bành trướng thêm.

5005322911241511110978861274193462442328064n-copy-15472157024651006886993

Khi bạn la hét, những vấn đề mà bạn đang cố gắng để giao tiếp tại thời điểm đó là vô hiệu. Mặc dù la hét sẽ thu hút sự chú ý của người nghe nhất nhưng nội dung mà bạn muốn truyền đạt sẽ bị giảm hoặc thậm chí bị hiểu lầm. Nguyên nhân là bởi bạn đã tạo nên thế phòng thủ và thất vọng ở người bạn đời thay vì đáp ứng và hiểu biết.

Việc la hét thường tạo ra tiền đề cho một cuộc trao đổi những cảm xúc nóng bỏng hơn là những từ được truyền đạt một cách rõ ràng. Ngay cả khi bạn muốn người bạn đời hiểu cảm xúc tức giận của mình một cách thuần túy thì cách giao tiếp đó có thể dễ dàng chuyển thành thói quen khiến cả hai đều cảm thấy mệt mỏi.

Để khắc phục thói quen tai hại này, các cặp vợ chồng hãy biết kiểm soát cảm xúc của mình trong lúc giao tiếp. Có hai cách để bạn có thể tránh được việc la hét trong giao tiếp, đó là:

1. Cảm xúc thái quá cản trở việc bạn nói những điều rõ ràng. Do vậy, bạn nên dành thời gian ngồi một mình đủ để cho cảm xúc tức giận đi qua.

2. Tạm “nghỉ giải lao” nhanh trước khi bạn tiếp tục cuộc trò chuyện. Tập thể dục sẽ là một lựa chọn, bởi nó giúp bạn giảm căng thẳng và dễ dàng kéo bạn thoát ra khỏi những cảm xúc phẫn nộ. Bởi lúc bạn thở không ra hơi nhờ việc tập thể dục, bạn khó có thể tập trung vào những rắc rối đang gây phiền não cho mình.

3. Một lựa chọn khác nữa đó là bạn có thể viết ra giấy những điều bạn muốn nói, điều này không những giúp bạn tránh được việc la hét mà còn trở nên cẩn trọng hơn trong việc truyền tải thông điệp của mình một cách rõ ràng hơn.

Vợ chồng cạnh tranh nhau việc đúng – sai, thắng - thua

Có rất nhiều thứ cạnh tranh xung quanh chúng ta, trò chơi bóng đá trên TV, trò chơi bóng đá ở trường trung học, cạnh tranh trong công việc, cạnh tranh trong một cuộc thi tài nấu ăn… và bạn cần cố gắng để giành chiến thắng.

Bạn có thể phải đi trước trong những cuộc cạnh tranh trên nhưng trong hôn nhân thì bạn không nên cạnh tranh. Nếu trong hôn nhân, khi một người luôn là người chiến thắng thì kết quả là cả hai vợ chồng đều thua. Thế nhưng trên thực tế, các cặp vợ chồng thường vẫn “cạnh tranh” nhau theo kiểu đúng – sai, thắng – thua kiểu này.

Có cách nghĩ: Anh kết hôn với tôi thay vì chúng ta chọn nhau

Bạn đã bao giờ dừng lại để lắng nghe những cuộc trò chuyện đang diễn ra trong tâm trí bạn chưa? Rất có thể, nó tập trung vào bạn - bạn trông như thế nào, bạn vừa làm hỏng thứ gì đó, những gì bạn có trong lịch trình của bạn sau này, những gì bạn đang mong đợi, v.v.

Đương nhiên, cuộc trò chuyện này có phần thiên vị bởi vì đó là từ quan điểm của bạn. Trong hôn nhân, bạn cũng thường có cách nghĩ và cách giao tiếp với nhau kiểu đó với người bạn đời. Bạn thường nói, từ ngày anh lấy tôi, anh cho tôi những niềm vui nào… Thay vì nói rằng, từ ngày lấy nhau, chúng ta đã làm được gì cho nhau???

Cách nghĩ này, quan điểm này thường dẫn đến việc đòi hỏi nhau, tố tội, đổ lỗi cho nhau trong giao tiếp vợ chồng. Và đó là lý do khiến cho việc giao tiếp đi vào ngõ cụt.

Thế nên trong hôn nhân rất cần đến sự hào phóng và những hành vi ân cần. Bởi chúng có thể đi một chặng đường dài hướng tới việc nuôi dưỡng một cuộc hôn nhân tuyệt vời.

Nếu bạn luôn thể hiện rằng mình hào phóng và chu đáo hơn thì cuối cùng bạn đời của bạn cũng sẽ nói hoặc làm điều gì đó như một phản ứng. Thực tế, như một quy luật, bạn càng hành động với sự hào phóng, bạn sẽ càng cảm thấy hào phóng và yêu thương người bạn đời của mình hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ