Những thói quen dễ làm mất dữ liệu cá nhân trên điện thoại
Theo dõi báo trên
Smartphone ngày càng trở nên quan trọng khi không chỉ để liên lạc, mà còn lưu trữ nhiều thông tin cá nhân, dữ liệu tài chính như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng...
Vứt điện thoại lung tung
Theo ghi nhân từ Cnet, chỉ tính tại Mỹ trong năm 2014 đã có tới hơn 2 triệu chiếc điện thoại bị đánh cắp. Không ít người dùng thiếu cẩn thận khi không giữ điện thoại di động luôn ở bên cạnh, hay để chúng hớ hênh tại các nơi công cộng.
Ngoài giá trị lớn, những chiếc smartphone đời mới giờ là nơi lưu giữ rất nhiều thông tin cá nhân, bao gồm cả thẻ thanh toán ngân hàng, thẻ tín dụng...
Không đặt khoá điện thoại
Trên Android hay iOS đều có nhiều phương thức khoá khác nhau, từ mức độ đơn giản dễ thao tác như sử dụng mật khẩu số, hình vẽ cho tới vân tay hay mật khẩu kết hợp giữa chữ với số.
Việc đặt khoá khiến cho những kẻ đánh cắp điện thoại mất thời gian, khó khăn hơn trong việc xâm nhập dữ liệu cá nhân.
Không quan tâm tới điện thoại cũ khi bị mất
Trên các smartphone đời mới từ iPhone cho tới Android, ngoài việc khoá bằng mật khẩu, chúng còn cho phép người dùng có thể định vị, theo dõi vị trí của smartphone trong trường hợp bị thất lạc hay đánh cắp.
Trong trường hợp không thể tìm lại, để đảm bảo dữ liệu cá nhân không lọt vào tay kẻ gian, người dùng có thể xoá dữ liệu từ xa và đưa máy trở về cài đặt gốc. Với iOS, tính năng này có trong ứng dụng Find My iPhone. Còn ở Android, nằm trong phần cài đặt Android Device Manager.
Truy cập Wi-Fi miễn phí ở bất kể đâu
Người dùng có thể cảm thấy thoải mái khi truy cập vào các mạng Wi-Fi không cần mật khẩu. Tuy nhiên, có thể chính những mạng Wi-Fi này được mở miễn phí nhằm đánh cắp một số thông tin cá nhân và thiết bị.
Để an toàn, khi sử dụng những mạng Wi-Fi không được bảo mật, người dùng không nên thực hiện các giao dịch ngân hàng, gửi các dữ liệu quan trọng... Lúc đó, việc sử dụng kết nối 3G sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Bấm link bất kỳ mà không xem xét
Đây là trò lừa đảo, đánh cắp dữ liệu quen thuộc từ lâu Internet và cũng xuất hiện phổ biến trên smartphone. Đường link được gửi trong tin nhắn từ chính bạn bè cũng có thể là những đường link giả mạo.
Khi bấm và truy cập vào, nó có thể xuất hiện những trang web như e-mail, mạng xã hội giả mạo để đánh cắp thông tin. Thậm chí, trong quá trình bấm vào các đường link đó, smartphone có thể tự động tải về các phần mềm gián điệp và bị hacker kiểm soát.
Không cập nhật phần mềm, ứng dụng
Thường xuyên nâng cấp hệ điều hành và ứng dụng giúp cho smartphone hoạt động ổn định, vá được các lỗ hổng bảo mật tồn tại trước đó.
Ngay cả những kho ứng dụng được đánh giá là có độ an toàn cao như Apps Store của Apple cũng từng bị hacker lợi dụng để đưa ra phần mềm có chèn sẵn mã độc. Việc cập nhận phần mềm thường xuyên giúp loại bỏ những phần mềm độc hại đã được cài đặt trước đó.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Ban hành chương trình chính thức với định hướng rõ ràng là bước cần thiết để chuẩn hóa, nâng cao chất lượng trong giáo dục chuyên trên cả nước.
GD&TĐ - Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng và Ban Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức các chương trình giáo dục trải nghiệm “Không chạm màn hình cùng Cảnh sát cơ động”.
GD&TĐ - Hàng trăm nhà giáo, nhà khoa học tại các trường thành viên Đại học Quốc gia TPHCM được tôn vinh bởi đóng góp xuất sắc trong giai đoạn 2020-2025.
GD&TĐ - Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Ninh phát hiện, xử lý 151 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông ngay trong buổi tối đầu tiên ra quân.