Những thế gà "độc nhất vô nhị" trên mâm cỗ rằm tháng Giêng tại Hà Tĩnh

GD&TĐ - Trong mâm cỗ tế lễ rằm tháng Giêng của nhiều dòng họ tại Hà Tĩnh được bày trí hết sức công phu. Trong đó, phải kể đến, những chú gà cúng được tạo hình với đủ vóc dáng độc đáo và đẹp mắt.

Những thế gà "độc nhất vô nhị" trên mâm cỗ rằm tháng Giêng tại Hà Tĩnh

Một trong các dòng họ có truyền thống tạo hình những thế gà đẹp được biết đến nhiều nhất là dòng họ Đại tôn Lê Quang (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Những chú gà trống đẹp được người dân lựa chọn từ nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng trước cho lễ rằm tháng Giêng.

Năm nay, để đảm bảo công tác phòng dịch, Lễ cúng giỗ tại dòng họ Lê Quang đã cắt giảm bớt một số phần hội, chỉ tổ chức phần tế lễ gọn nhẹ.
Năm nay, để đảm bảo công tác phòng dịch, Lễ cúng giỗ tại dòng họ Lê Quang đã cắt giảm bớt một số phần hội, chỉ tổ chức phần tế lễ gọn nhẹ.
Tuy vậy, văn hóa tạo dáng gà cho mâm cỗ ngày rằm vẫn được các gia đình chuẩn bị hết sức chu đáo và công phu.
Tuy vậy, văn hóa tạo dáng gà cho mâm cỗ ngày rằm vẫn được các gia đình chuẩn bị hết sức chu đáo và công phu.
Mâm cỗ với đa dạng các thế gà vô cùng đẹp mắt. Các thế gà dâng cúng chủ yếu gồm gà bay, gà quỳ, gà nằm, gà đứng mình rùa…
Mâm cỗ với đa dạng các thế gà vô cùng đẹp mắt. Các thế gà dâng cúng chủ yếu gồm gà bay, gà quỳ, gà nằm, gà đứng mình rùa…
Theo những người kinh nghiệm cho biết, gà được chọn tạo dáng phải là giống gà tốt, trọng lượng từ 4kg trở lên. Các loại gà dai thịt, giòn da thường được ưu tiên. Không chọn gà non vì quá trình luộc tạo dáng mất nhiều thời gian sẽ làm gà bị nứt, mất thẩm mỹ.
Theo những người kinh nghiệm cho biết, gà được chọn tạo dáng phải là giống gà tốt, trọng lượng từ 4kg trở lên. Các loại gà dai thịt, giòn da thường được ưu tiên. Không chọn gà non vì quá trình luộc tạo dáng mất nhiều thời gian sẽ làm gà bị nứt, mất thẩm mỹ.
Để tạo được thế gà bay đẹp, người làm dùng 2 chiếc nẹp tre lớn để tạo dáng gà trước khi vào luộc. Sau đó dùng 2 chiếc đinh cứng cố định chân vào phần đế giúp gà mới có thể đứng vững trên mâm cỗ khi đứng yên hay di chuyển.
Để tạo được thế gà bay đẹp, người làm dùng 2 chiếc nẹp tre lớn để tạo dáng gà trước khi vào luộc. Sau đó dùng 2 chiếc đinh cứng cố định chân vào phần đế giúp gà mới có thể đứng vững trên mâm cỗ khi đứng yên hay di chuyển.
"Trong các thế gà, khó nhất là thế làm gà bay vì nhiều công đoạn, tỉ mỉ và nhiều thời gian. Trung bình, để hoàn thành một con gà bay cần mất từ 3-5 tiếng để tạo hình", anh Lê Quang Mậu - một người chuyên làm gà bay cho biết.

"Trong các thế gà, khó nhất là thế làm gà bay vì nhiều công đoạn, tỉ mỉ và nhiều thời gian. Trung bình, để hoàn thành một con gà bay cần mất từ 3-5 tiếng để tạo hình", anh Lê Quang Mậu - một người chuyên làm gà bay cho biết.

Những con gà cúng được xếp ngay ngắn cùng lễ vật trước khi tế lễ, đầu gà được đặt hướng vào trong chính điện.
Những con gà cúng được xếp ngay ngắn cùng lễ vật trước khi tế lễ, đầu gà được đặt hướng vào trong chính điện.
Con gà được tại dáng với thế quỳ...
Con gà được tại dáng với thế quỳ...
Những thế gà độc đáo luôn là tâm điểm, thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.
Những thế gà độc đáo luôn là tâm điểm, thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.
Ngoài dòng họ Lê Quang, nhiều dòng họ khác tại Hà Tĩnh cũng tạo nhiều dáng gà cúng lạ mắt trong ngày rằm tháng Giêng. Việc tạo ra những dáng gà độc đáo, công phu còn thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên vào dịp đầu năm.
Ngoài dòng họ Lê Quang, nhiều dòng họ khác tại Hà Tĩnh cũng tạo nhiều dáng gà cúng lạ mắt trong ngày rằm tháng Giêng. Việc tạo ra những dáng gà độc đáo, công phu còn thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên vào dịp đầu năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.