Những tàu cao tốc nhanh nhất thế giới

GD&TĐ - Khi thế giới đối mặt với biến đổi khí hậu, các chuyến bay ngắn trở nên không hấp dẫn với nhiều du khách.

Tàu CR400 Fuxing của Trung Quốc đạt vận tốc 350 km/h.
Tàu CR400 Fuxing của Trung Quốc đạt vận tốc 350 km/h.

Hiện tượng flygskam (sự xấu hổ của chuyến bay - theo tiếng Thụy Điển) bắt đầu ở Scandinavia đã truyền cảm hứng cho nhiều du khách giảm bớt sự phụ thuộc vào các hãng hàng không, đồng thời, đường sắt cao tốc là giải pháp thay thế hiệu quả cho máy bay đối với hành trình lên đến 1.100 km.

Với khả năng đưa đón hành khách giữa các trung tâm thành phố với tốc độ từ 290 km/h trở lên, tàu cao tốc mang tới sự hấp dẫn của tốc độ và sự tiện lợi. Kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, hàng trăm tỷ USD đã được đầu tư vào các tuyến đường sắt tốc độ cao, công suất lớn mới ở khắp châu Âu và châu Á, đi tiên phong là mạng lưới tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản và Train à Grande Vitesse (TGV)  ở Pháp.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này khi xây dựng mạng lưới đường sắt mới dài 38.000 km đến hầu hết mọi nơi trên đất nước. Tây Ban Nha, Đức, Ý, Bỉ và Anh cũng đang mở rộng mạng lưới châu Âu, trong khi các quốc gia khác dự kiến sẽ theo sau vào những năm 2030. Tuy nhiên ngay trong năm 2022 này, nếu bạn muốn đi đâu đó trên những con tàu nhanh nhất  thế giới, bạn sẽ có những lựa chọn dưới đây:

Tàu Shanghai Maglev (460 km/h)

Đây là tàu cao tốc công cộng nhanh nhất thế giới. Con tàu này đặc biệt sử dụng lực bay từ trường (Maglev) chứ không phải bánh thép thông thường trên đường ray. Dựa trên công nghệ của Đức, các đoàn tàu Maglev lướt trên một đường ray trên cao, các nam châm cực mạnh mang đến một chuyến đi siêu êm ái, không có ma sát. Với kinh nghiệm có được từ hơn 1 thập kỷ hoạt động, Trung Quốc hiện đã phát triển các đoàn tàu Maglev 600 km/h và đang tham vọng cho một mạng lưới các tàu Maglev.

Tàu CR400 Fuxing (350 km/h)

Ngoài việc tự hào có mạng lưới đường cao tốc dài nhất thế giới, Trung Quốc cũng đang sở hữu các chuyến tàu theo lịch trình nhanh nhất hành tinh. Tàu CR400 Fuxing chạy với vận tốc thương mại tối đa là 350 km/h nhưng đạt 420 km/h trong thử nghiệm. Đây là con tàu dài 16 toa, sức chứa tới 1.200 hành khách và được trang bị các thiết bị giải trí, cabin thông minh và vận hành tự động.

Tàu ICE3 chạy 330 km/h

Được gọi là “Những con sâu trắng”, tàu ICE của Đức có tốc độ hoạt động 300 km/h.
 Được gọi là “Những con sâu trắng”, tàu ICE của Đức có tốc độ hoạt động 300 km/h.

Thương hiệu InterCity Express (ICE) nổi tiếng thế giới của Đức bao gồm một nhóm lớn tàu nhanh được triển khai trên nhiều tuyến đường khác nhau. Tuy nhiên, thành viên nhanh nhất là ICE3 với vận tốc 330 km/h xuất hiện từ năm 1999. Chìa khóa cho hiệu suất của ICE3 là 16 động cơ điện được phân bổ khắp đoàn tàu 8 toa, mang lại công suất lớn hơn 11.000 mã lực.

Tàu TGV (320 km/h)

Pháp là quốc gia giữ kỷ lục thế giới về tốc độ của tàu thông thường của TGV trong thời gian dài, đạt mức đánh kinh ngạc 574,8 km/h vào ngày 3/4/2007. TGV được thế giới công nhận là một công ty tiên phong của công nghệ đường sắt tốc độ cao.

Ngành công nghiệp đường sắt của Pháp đã từng bước vượt qua ranh giới của những gì mà những chuyến tàu thông thường đạt được kể từ Thế chiến thứ 2, phá vỡ các kỷ lục vào các thời gian: Năm 1955 (331 km/h), năm 1981 (380 km/h) và năm 1990 (515,3 km/h).

Ngày nay, các tuyến tàu cao tốc từ Paris tới nhiều thành phố đạt vận tốc lên tới 320 km/h ở một số tuyến. Điều này khiến hầu hết các chuyến đi giữa các thành phố rẻ và gần hơn so với máy bay.

Tàu JR East E5 (320 km/h)

Nhật Bản đã giới thiệu với thế giới về khái niệm đường sắt cao tốc mới vào năm 1964 và tiếp tục là quốc gia dẫn đầu thế giới, thúc đẩy ranh giới về tốc độ, năng lực và an toàn trên các tuyến tàu cao tốc Shinkansen của nước này.

Trong khi hầu hết các tàu Shinkasen hiện đang hoạt động với vận tốc tối đa là 300 km/h, “tàu viên đạn” E5 của Japan Railways East (JR East) đạt vận tốc 320 km/h. Mỗi đoàn tàu có 731 chỗ ngồi và 32 động cơ điện cảm ứng, mang lại công suất ấn tượng 12.900 mã lực. Được chế tạo từ hợp kim nhôm nhẹ, E5 có “hệ thống treo chủ động”, cho phép chúng điều chỉnh các khúc cua ở tốc độ cao hơn.

Tàu Al Boraq (320 km/h)

Tuyến đường sắt cao tốc chuyên dụng đầu tiên và duy nhất cho đến nay của châu Phi khai trương vào tháng 11/2018 nối thành phố cảng Tangier với Casablanca ở Maroc. Được gọi là “Al-Boraq” theo tên một sinh vật thần thoại, dịch vụ này là giai đoạn đầu của mạng lưới tàu cao tốc dài 1.500km.

Tàu AVE S-103 (310 km/h)

Tây Ban Nha gia nhập câu lạc bộ tàu cao tốc năm 1992 khi sử dụng công nghệ TGV nhập khẩu từ Pháp. Kể từ đó, công ty đã phát triển các đoàn tàu siêu tốc của riêng mình và xây dựng mạng lưới các tuyến đường dài chuyên dụng dài nhất châu Âu, trải dài từ Madrid đến Seville, Malaga, Valencia, Galicia và Barcelona. AVE thường hoạt động ở tốc độ thương mại tối đa là 310 km/h.

Niềm tự hào của đội tàu là các đoàn tàu S-102 Talgo và S-103 Velaro. Được chứng nhận về tốc độ tối đa 350 km/h và với sức chứa 404 chỗ ngồi, những chiếc S-103 cũng thực hiện các dịch vụ giữa 2 thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha cùng với tàu cao tốc Talgo S-102. Tháng 7/2006, một chiếc S-103 đã lập kỷ lục tốc độ đường sắt của Tây Ban Nha là 404 km/h.

Khi nói về các tàu cao tốc trên thế giới, phải kể đến tàu KTX chạy với vận tốc 305 km/h của Hàn Quốc, tàu Trenitalia ETR1000 có vận tốc 300 km/h của Ý và tàu Haramain High Speed Railway chạy với vận tốc 300 km/h của Ả-rập Xê-út. Tất cả đều là sự lựa chọn hấp dẫn thay thế cho các chuyến bay bất lợi cho môi trường.
Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.