Những tác hại của rau mồng tơi không phải ai cũng biết

GD&TĐ - Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, mồng tơi còn gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe nếu chúng ta ăn quá nhiều loại rau này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, mồng tơi là loại rau phổ biến đã có từ xa xưa và được nhiều người yêu thích vì dễ ăn, có giá trị dinh dưỡng cao. Rau mồng tơi xào tỏi, rau mồng tơi luộc đều rất ngon. Nhiều người còn dùng rau mồng tơi đắp mặt để trị mụn.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều rau mồng tơi, nhiều tác dụng phụ từ loại rau này sẽ phát sinh gây bất lợi cho sức khỏe.

Gây tiêu chảy

Nếu bạn đột ngột ăn nhiều rau mồng tơi và ăn liên tục trong các bữa ăn, hệ tiêu hóa của bạn sẽ gặp vấn đề vì sự gia tăng đột biến của hàm lượng chất xơ. Nhiều người có thể bị tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng ...Nếu hệ tiêu hóa không tốt, bạn cần lưu ý điều này để không phải chịu hậu quả từ việc tiêu chảy – căn bệnh khiến bạn mất nước rất nhiều và mệt mỏi kéo dài.

Giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Hàm lượng chất xơ quá cao trong rau mồng tơi sẽ hạn chế khả năng hấp thụ dưỡng chất khác trong cơ thể bạn. Vì thế, khi ăn rau mùng tơi, bạn nên ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C khác như một ly nước cam hoặc cà chua để cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.

Khiến dạ dày khó chịu

Rau mùng tơi có chứa rất nhiều chất xơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy một bó rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ.

Nếu đang thiếu chất xơ, bạn nên ăn rau mồng tơi thường xuyên hơn để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau mồng tơi cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Đầy hơi

Từ đó, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau khi ăn rau mùng tơi. Vì thế, hãy uống một ly nước lọc đầy sau khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.

Gây mảng bám răng

Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt.

Do trong rau mồng tơi các acid oxalic (Acid oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước, dễ bám vào răng) nên việc ăn loại rau này khiến bạn cảm thấy mảng bám ở răng nhiều hơn.

Rau mồng tơi chứa chất gây mảng bám trên răng. Vì thế, sau khi ăn rau mùng tơi, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ để luôn cảm thấy thoải mái, tự tin trong việc giao tiếp với người khác.

Những tác dụng phụ trên cho thấy, việc ăn quá nhiều rau mồng tơi không hề tốt chút nào. Do vậy, dù có yêu thích loại rau này đến mấy, bạn cũng nên ăn vừa phải. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên rằng, rau mồng tơi có tác dụng chữa bệnh nên hãy đưa loại rau này vào bữa ăn hằng tuần của bạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ