Những suất cơm ấm lòng giữa mùa dịch của thầy cô giáo Cần Thơ

GD&TĐ - Hàng tuần, thầy cô giáo Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ nấu khoảng 1.000 suất ăn cho người lao động khó khăn. Những suất cơm nghĩa tình đã giúp nhiều cảnh đời thêm ấm lòng.

Cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, người khởi xướng bếp ăn.
Cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, người khởi xướng bếp ăn.

Cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ chia sẻ: "Trước tình hình dịch Covid-19, bà con lao động gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những cô chú bán vé số, lượm ve chai vất vả mưu sinh. Chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ để hỗ trợ, chia sẻ với họ".

Cô Mạch Lệ Xuân là người khởi xướng hoạt động này, đã dành nhiều tâm huyết cho bếp ăn.

Nghĩ là làm, cô Xuân trao đổi với các đồng nghiệp và được các thầy cô giáo tại trường nhiệt tình ủng hộ. Vì vậy, những suất ăn miễn phí hằng tuần cho người dân gặp khó khăn được ra đời.
Nghĩ là làm, cô Xuân trao đổi với các đồng nghiệp và được các thầy cô giáo tại trường nhiệt tình ủng hộ. Vì vậy, những suất ăn miễn phí hằng tuần cho người dân gặp khó khăn được ra đời.
Các thầy cô giáo đều tranh thủ thời gian, sắp xếp chuyện gia đình để tham gia hoạt động. Mọi người đều rất vui vẻ, một số thầy cô giáo mang cả con cùng tham gia để các cháu hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ người dân khó khăn.
Các thầy cô giáo đều tranh thủ thời gian, sắp xếp chuyện gia đình để tham gia hoạt động. Mọi người đều rất vui vẻ, một số thầy cô giáo mang cả con cùng tham gia để các cháu hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ người dân khó khăn.
Em Tăng Gia Hân, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ninh Kiều chia sẻ: Hằng ngày em đều theo mẹ vào trường để phụ một số công việc nhỏ. Em rất vui khi được tham gia cùng mẹ góp chút sức nhỏ của mình để giúp đỡ cho các cô chú gặp khó khăn trong mùa dịch.
Em Tăng Gia Hân, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ninh Kiều chia sẻ: Hằng ngày em đều theo mẹ vào trường để phụ một số công việc nhỏ. Em rất vui khi được tham gia cùng mẹ góp chút sức nhỏ của mình để giúp đỡ cho các cô chú gặp khó khăn trong mùa dịch.
Mỗi người tự nguyện đóng góp, nếu không đủ, chúng tôi vận động thêm các mạnh thường quân khác hoặc một số phụ huynh khi thấy phong trào hay, ý nghĩa, họ rất sẵn lòng tham gia, Cô Xuân chia sẻ.
Mỗi người tự nguyện đóng góp, nếu không đủ, chúng tôi vận động thêm các mạnh thường quân khác hoặc một số phụ huynh khi thấy phong trào hay, ý nghĩa, họ rất sẵn lòng tham gia, Cô Xuân chia sẻ.
Mỗi phần cơm tuy không nhiều nhưng đó là tấm lòng của tập thể nhân viên, thầy cô giáo tại trường, mong muốn chia sẻ và giúp đỡ những người dân gặp khó khăn trong tình hình dịch bùng phát.
Mỗi phần cơm tuy không nhiều nhưng đó là tấm lòng của tập thể nhân viên, thầy cô giáo tại trường, mong muốn chia sẻ và giúp đỡ những người dân gặp khó khăn trong tình hình dịch bùng phát.
Chị Nguyễn Thị Minh Phượng, nhân viên cấp dưỡng tại trường cho biết: Vào những dịp hè, chị thường làm từ thiện ở các chùa trên địa bàn. Năm nay, khi nhà trường phát động hoạt động này, chị rất quý và ủng hộ việc làm vì cộng đồng của Ban giám hiệu nhà trường.
Chị Nguyễn Thị Minh Phượng, nhân viên cấp dưỡng tại trường cho biết: Vào những dịp hè, chị thường làm từ thiện ở các chùa trên địa bàn. Năm nay, khi nhà trường phát động hoạt động này, chị rất quý và ủng hộ việc làm vì cộng đồng của Ban giám hiệu nhà trường.
Biết được những hoạt động ý nghĩa của nhà trường, một số mạnh thường quân cũng tham gia ủng hộ quyên góp. Ông Lâm Văn Hải, một bác sĩ về hưu, ngụ tại quận Ninh Kiều chia sẻ: "Đây là trường học, một tổ chức có tín nhiệm, sau 2 lần tôi đến đây quyên góp hỗ trợ, nhìn thấy việc làm của thầy cô giáo tại đây làm cho tôi càng tín nhiệm hơn".
Biết được những hoạt động ý nghĩa của nhà trường, một số mạnh thường quân cũng tham gia ủng hộ quyên góp. Ông Lâm Văn Hải, một bác sĩ về hưu, ngụ tại quận Ninh Kiều chia sẻ: "Đây là trường học, một tổ chức có tín nhiệm, sau 2 lần tôi đến đây quyên góp hỗ trợ, nhìn thấy việc làm của thầy cô giáo tại đây làm cho tôi càng tín nhiệm hơn".
Đứng trao các suất ăn, các thầy cô giáo thấm đẫm mồ hôi. Nhưng khi nhận được những nụ cười, ánh mắt xúc động của người dân lao động khó khăn, các thầy cô giáo như được tiếp thêm động lực để cố gắng.
Đứng trao các suất ăn, các thầy cô giáo thấm đẫm mồ hôi. Nhưng khi nhận được những nụ cười, ánh mắt xúc động của người dân lao động khó khăn, các thầy cô giáo như được tiếp thêm động lực để cố gắng.
Một số tổ chức, nhóm thiện nguyện cũng đến nhận và gửi trực tiếp cho những người dân gặp khó khăn nhưng không thể đến nhận được.
Một số tổ chức, nhóm thiện nguyện cũng đến nhận và gửi trực tiếp cho những người dân gặp khó khăn nhưng không thể đến nhận được.
Bên cạnh việc tổ chức bếp ăn, nhà trường còn phối hợp với Liên đoàn lao động TP Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều tổ chức tổ chức phiên “Chợ 0 đồng” nhằm chia sẻ yêu thương nhằm chia sẻ với bà con phần nào những khó khăn mà bà con đang gặp phải.
Bên cạnh việc tổ chức bếp ăn, nhà trường còn phối hợp với Liên đoàn lao động TP Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều tổ chức tổ chức phiên “Chợ 0 đồng” nhằm chia sẻ yêu thương nhằm chia sẻ với bà con phần nào những khó khăn mà bà con đang gặp phải.
Những phần quà, suất ăn giá trị không lớn, nhưng các mạnh thường quân, thầy cô giáo Trường Tiểu học Ngô Quyền mong muốn chia sẻ với bà con khi dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống, thu nhập.
Những phần quà, suất ăn giá trị không lớn, nhưng các mạnh thường quân, thầy cô giáo Trường Tiểu học Ngô Quyền mong muốn chia sẻ với bà con khi dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống, thu nhập. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.