Theo trang Boldsky, dưới đây là những sự thật về giá trị dinh dưỡng của gạo:
1. Chất xơ
Gạo lứt chứa 1,8% chất xơ, trong khi gạo trắng có 0,3% chất xơ. Một chén cơm gạo lứt có 3,5 g chất xơ. Cả 2 loại gào này đều có Kháng tinh bột giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột, do đó kích thích sự tăng trưởng của chúng.
2. Vitamin và khoáng chất
Nhiều vitamin và khoáng chất có trong gạo lứt, không có trong gạo trắng. Các vitamin và khoáng chất như mangan, selen, thiamin, niacin, magiê và đồng có trong gạo lứt. Thiamine là một loại vitamin B giúp chuyển hóa carbohydrate, và magiê có hiệu quả trong hàng trăm phản ứng enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp DNA. Mangan hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate và protein.
3. Carbohydrates
Carbohydrates có trong gạo chủ yếu ở dạng tinh bột. Nó chiếm tới 90% tổng trọng lượng khô và 87% tổng hàm lượng calo. Tinh bột được tạo thành từ các chuỗi dài của glucose được gọi là amylose và amylopectin. Gạo có hàm lượng amylose cao không dính với nhau sau khi nấu. Gạo có amylopectin sẽ dính sau khi nấu.
4. Hợp chất thực vật khác
Gạo màu rất giàu chất chống ôxy hóa. Axít phytic là một chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong gạo lứt. Lignans được tìm thấy trong cám gạo; axit ferulic cũng là một chất chống ôxy hóa mạnh được tìm thấy trong cám gạo và 2-acetyl 1-pyrroline (2AP) có tác dụng tạo nên hương vị và mùi thơm của gạo.
***
Gạo thúc đẩy chuyển hóa như thế nào?
Ăn một lượng lớn gạo có thể khiến bạn tiêu thụ lượng calo và carbohydrate dư thừa. Carbohydrates được chuyển thành glucose và bất kỳ dư thừa nào được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể.
Carbohydrate đã chế biến và tinh chế có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn một cách nhanh chóng, dẫn đến sự gia tăng nồng độ insulin. Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều này có thể là vấn đề. Gạo hạt ngắn có chỉ số đường huyết cao có nghĩa là nó làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh hơn.