Những sự kiện quan trọng 2018 có thể định hình thế giới trong tương lai

GD&TĐ - Năm 2018 đã chứng kiến những sự kiện làm thay đổi hình ảnh chính trị khắp thế giới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những sự kiện sẽ định hình thế giới trong nhiều năm nữa.  

Năm 2018 chứng kiến những sự kiện mang tính bước ngoặt trên thế giới
Năm 2018 chứng kiến những sự kiện mang tính bước ngoặt trên thế giới

Vũ khí mới của Nga

Năm nay Nga đã gửi đi một thông điệp rõ ràng “đừng gây rối với chúng tôi” cho các thành viên NATO. Trong một bài phát biểu quan trọng hồi tháng 3, Tổng thống Putin đã tiết lộ một số hệ thống vũ khí có thể đảm bảo rằng khả năng răn đe hạt nhân của Nga sẽ không thể bị vô hiệu hóa trong tương lai gần.

Tuy nhiên, ở phương Tây, thông điệp của ông Putin được đón nhận với sự pha trộn của hoài nghi và phẫn nộ.

Chấm dứt hiệp ước hạt nhân

Moscow lo ngại Mỹ sẽ ủng hộ sự xâm lấn của quân đội NATO sau khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Trong 3 thỏa thuận hạt nhân chính giữa Mỹ và Nga, hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) đã bị cựu Tổng thống Bush loại bỏ, INF cũng sắp chung số phận và một số quan chức Mỹ cũng đang nói về việc rút khỏi hiệp ước New START.

Sự phản ứng của Moscow đối với cuộc chạy đua vũ trang mới là làm cho vũ khí hạt nhân của mình trở nên bất khả xâm phạm.

Vụ hạ độc điệp viên Skripal

Theo Anh, một số điệp viên Nga đã cố gắng ám sát một người phản đảng bằng một chất độc thần kinh nhưng đã không giết hại được ông ta mặc dù đó là chất độc “cấp quân sự”. Anh cho rằng Nga phạm tội nhưng Nga bác bỏ và mối quan hệ ngoại giao giữa Moscow và London trở nên tồi tệ.

Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc

Trong khi thế giới đang lo ngại về một cuộc chiến có nguy cơ bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc đã tổ chức Thế vận hội mùa đông và một đoàn đại biểu Triều Tiên đã tham gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Kim Jong-un đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và họ cho biết cuộc khủng hoảng đã được chuyển hướng.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng nó chỉ bị hoãn thôi bởi vì cơ sở của cuộc xung đột trong khu vực vẫn tồn tại. Chúng ta đều biết rằng Seoul và Bình Nhưỡng chỉ đang chờ thời gian họ có thể nói chuyện cởi mở về khác biệt của mình mà không mạo hiểm với những quyết định vội vàng của Tổng thống thứ 45 nước Mỹ.

Mỹ trừng phạt Iran

Sau khi tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, Mỹ đã tái áp đặt những cấm vận kinh tế mà trước đó đã được nới lỏng. Trong khi các nước châu Âu đảm bảo với các doanh nghiệp rằng thị trường Iran vẫn ổn nhưng người Mỹ đã khiến các doanh nghiệp này lo ngại.

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Washinton và Trung Quốc liên tục đánh thuế vào hàng hóa của nhau và dường như họ chưa sẵn sàng dừng việc này lại. Không dễ dàng để giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại nhưng Tổng thống Mỹ nói rằng ít nhất ông đã có những thỏa thuận thương mại mới với Mexico và Canada.

Vụ ám sát nhà báo Khashoggi

Hoàng thái tử Ai Cập Mohammad bin Salman được cho là đứng đằng sau vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi tại Đại sứ quán Ả rập xê út ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mohammad bin Salman được đặt cho biệt danh “ngài cưa xương” khi đề cập tới vụ sát hại dã man nhà báo bất đồng chính kiến Khashoggi.

Biểu tình Áo vàng ở Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải đương đầu với một cuộc biểu tình của những người “Áo vàng” phản đối việc tăng thuế nhiên liệu và các chính sách cải cách kinh tế của ông. Cuộc biểu tình đã leo thang thành bạo lực sau nhiều tuần khiến giao thông tại Paris tê liệt và cảnh sát phải dùng vòi rồng, hơi cay giải tán đám đông.

Phong trào biểu tình Áo vàng đã lang ra các nước khác như Anh, Áo, Bỉ, Hà Lan, Canada, Israel…

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sắc xanh xe buýt điện VinBus không ngừng nỗ lực “phủ xanh” thành phố (Ảnh: VinBus)

80 tuần Vingroup 'phủ xanh' Việt Nam

GD&TĐ -Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.