Ngâm bát đĩa trong bồn rửa
Nhiều gia đình thường ngâm bát đũa trong bồn một lúc rồi mới bắt đầu rửa. Thậm chí, còn có người ngâm đến bữa ăn tiếp theo mới rửa.
Thế nhưng, thói quen này có thể tích tụ một ổ vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Bởi bát đĩa để lâu sẽ khiến thực phẩm bị bám lại, lên men và sinh ra vi khuẩn. Và dù bạn có làm sạch bằng nước rửa chén bát sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn được.
Sau bữa ăn để bát đũa chất đống vào nhau
Bạn nên phân loại những thứ cần rửa: bát đũa dính dầu mỡ, bát đũa không dính dầu mỡ, đồ để thịt sống, đồ để thức ăn đã nấu chín, đồ để rau quả...
Bạn nên rửa theo thứ tự sau: đồ không dầu mỡ, đồ đựng thức ăn chín, đồ dầu mỡ, đồ đựng thịt sống.
Không chờ bát đũa khô đã cất
Sau khi rửa bát đũa, bạn không nên dùng khăn lau lau khô, để ngăn không cho vi khuẩn tích tụ và xâm nhập. Tốt nhất, bạn nên để bát đũa khô tự nhiên.
Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa
Nhiều người có thói quen cho nước rửa bát trực tiếp vào bát đĩa. Nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước, rửa không sạch mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nên rửa bát đũa thế nào là đúng?
1. Rửa từng chiếc một: Sau khi thoa xong nước rửa bát lên bát đũa, bạn cho tất cả bát đũa ra ngoài bồn, rồi rửa trực tiếp từng chiếc dưới vòi.
2. Bát đũa mới mua phải khử trùng: Thực tế, bát đũa cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất. Vì thế khi đũa mới mua về bạn nên rửa sạch bằng chất tẩy rửa, tốt nhất nên ngâm trong nước sôi + giấm trong vòng 30 phút.
3. Để bát đũa nơi thoáng mát: Sau khi rửa sạch bát đũa, bạn nên để khô tự nhiên, ở nơi thoáng mát, nếu có nắng thì càng tốt.