Những quy tắc dành cho con cái của mẹ Nhật khiến ai cũng muốn áp dụng cho con mình

Những quy tắc dành cho con cái của mẹ Nhật khiến ai cũng muốn áp dụng cho con mình

Trong cuộc sống gia đình, cả cha và mẹ đều đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và phát triển của con cái. Những tác động của cha mẹ có khả năng quyết định đến cuộc sống của trẻ sau này. Sau đây là những quy tắc mà những người mẹ Nhật đã dạy con của mình, rất cần thiết cho việc giáo dục trẻ nhỏ.

1. Nói xin chào với mọi người trước, cảm ơn bằng lời nói hoặc bằng văn bản khi nhận sự giúp đỡ từ người khác. Trẻ cũng cần phải xin lỗi trực tiếp khi gây rắc rối cho ai đó.

Phép lịch sự không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà còn thông qua hành động. Đây là thói quen nên rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ những câu chào, cảm ơn, xin lỗi.

2. Ở nơi công cộng (trừ nơi được phép chơi đùa), âm lượng lời nói luôn cần được kiểm soát để người thứ 3 không thể nghe thấy.

Ở nơi công cộng, là cha mẹ cần phải xem xét những tác động và hậu quả của con mình làm đối với người khác. Những đứa trẻ nghịch ngợm trên xe buýt, tàu điện ngầm cho thấy chúng thiếu giáo dục. Mặc dù không có gì xấu khi trẻ năng động, nhưng nếu không có hướng dẫn đúng, những hành động đó sẽ rất phản cảm.

3. Nếu không thể chia sẻ chuyện gì đó với mẹ thì hãy nói với bố hoặc ngược lại.

Cha mẹ là người đáng tin cậy nhất với trẻ. Khi chúng làm sai việc gì đó hoặc gặp điều xấu, cha mẹ khuyến khích chúng nói ra để tìm hướng giải quyết tốt nhất.

4. Trung thực là đức tính quý báu không được phép nói dối và lừa dối mọi người.

Không có gì tồi tệ hơn việc mất đi niềm tin từ mọi người nếu trẻ thường xuyên nói dối. Khi phát hiện ra con mình nói dối, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là khoan dung, tạo môi trường để trẻ sửa chữa sai lầm của mình.

5. Nếu không thể tránh được việc đánh nhau, hãy dũng cảm chiến đấu hết mình.

Những quy tắc dành cho con cái của mẹ Nhật khiến ai cũng muốn áp dụng cho con mình ảnh 1

Khi trẻ gặp nguy hiểm hoặc bị bạn bè bắt nạt, nếu bản thân không làm điều gì sai, trẻ cần phải biết tự bảo vệ mình. Việc phản kháng lại sẽ giúp trẻ trở nên mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn và cho đối phương thấy mình không phải là đứa dễ bị bắt nạt.

6. Tiền xu rơi trên mặt đất có thể mang về nhà nhưng ví tiền rớt thì phải trả lại.

Nhặt được của rơi trả lại cho người khác là việc nên làm, nhất là đối với những đồ có giá trị.

7. Nếu người lớn cho trẻ đồ ăn nhưng trẻ không thích nó thì có thể nói : "Cháu no rồi ạ", tuyệt đối không nên nói: "Cháu ghét món này nhất".

Thay vì làm tổn thương người khác bằng lời nói thì nên thay thế bằng những câu nói tế nhị hơn, đừng biến một đứa trẻ trở nên đáng ghét trong mắt người khác. Cha mẹ có thể bày cho trẻ cách nói như vậy.

8. Biết quý trọng thức ăn.

Ở Nhật Bản, trước khi ăn mọi người sẽ nói "Tôi xin phép ăn đây". Sau khi ăn xong thì nói: "Cám ơn vì bữa ăn ngon". Điều này thể hiện lòng biết ơn đối với người nấu ăn và thiên nhiên ban tặng thức ăn.

9. Không so sánh với người khác một cách có chủ ý, mỗi người là một cá thể duy nhất.

Không có người nào là hoàn hảo nhất, ai cũng đều có ưu và nhược điểm, vậy nên đừng bao giờ lấy thiếu xót của người này so sánh với cái giỏi của người khác.

10. Khi cảm thấy nguy hiểm, hãy đảm bảo mạng sống là ưu tiên hàng đầu.

Khi gặp nguy hiểm, hãy biết tự bảo vệ bản thân mình trước, mọi thứ mất đi đều có thể làm lại được, nhưng tính mạng không còn thì tất cả đều vô nghĩa.

Theo Báo Giao Thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...