Những quốc gia đón Tết âm lịch giống Việt Nam

GD&TĐ - Ngày Tết Nguyên Đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam. Đây là những ngày để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi.

Ảnh: internet
Ảnh: internet

Trung Quốc

Theo Tiền Phong, Tết Nguyên Đán cũng là ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người dân đất nước Trung Hoa. Ngày Tết ở đây kéo dài từ ngày 08/12 – ngày 15/1 Âm lịch. Ngày Tết là dịp mà mọi người dân Trung Hoa xa xứ tìm về quê hương ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, họ làm những món ăn ngon để dâng lên Tổ tiên rồi cùng nhau quây quần ăn uống vui vẻ trong dịp năm mới. Tết Nguyên đán còn là dịp để người dân cầu nguyện vị thần linh cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Cũng giống như Việt Nam, trước ngày Tết mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí bằng những chiếc đèn lồng, câu đối đỏ tuyệt đẹp. Người Trung Quốc cũng rất thích đốt pháo hoa. Họ quan niệm những tiếc pháo đẹt đẹt sẽ giúp họ xua đuổi xui xẻo và đón một năm mới an lành.

Ngoài ra, họ cũng kiêng tắm, cắt tóc, quét nhà, vứt rác đến hết ngày mùng 5. Đặc biệt, ngày Tết tuyệt đối không sử dụng những vật sắc nhọn như dao, kéo, không tranh cãi và nói những lời không may mắn sẽ xui xẻo cả năm.

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Trung Quốc là bánh bao, sủi cảo, bánh trôi tàu, bánh tổ, bánh gạo… Những món ăn này tượng trưng cho may mắn và thành công trong năm mới.

Triều Tiên

Tết Cổ truyền cũng là ngày Tết lớn được chờ đợi nhất của người Triều Tiên. Trước kia, người Triều Tiên đón Tết theo dịch dương nhưng từ năm 1989 lãnh đạo Kim Jong Il đã cho phục hồi truyền thống ăn tết theo lịch âm. Giống như Việt Nam, người Triều Tiên cũng có phong tục đón Tết cổ truyền với nhiều tập quán và phong tục truyền thống.

Dịp Tết là dịp mà người dân tỏ lòng biết ơn, kính trọng với tổ tiên, cha mẹ, ông bà và lãnh tụ. Tết cũng là lúc người con xa xứ trở về gia đình thân yêu để quây quần, xum vầy trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.

Đêm 30 Tết, các gia đình Triều Tiên bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà cửa bằng câu đối, tranh Tết. Đặc biệt nhất là họ sẽ chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước nhà với mong muốn  xua đuổi tà ma cũng như đem lại may mắn cho năm mới.

Món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Triều Tiên là cơm thuốc. Món ăn được chế biến từ gạo nếp, mật ong, hạt dẻ, táo, hạt tùng, mõ và tương… Họ quan niệm nếu ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ sung túc, hạnh phúc và ngọt ngào.

Singapore

Ảnh: internet

Theo Dân Việt, người Singapore rất coi trọng việc đón Tết cổ truyền. Cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra với Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật:

Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Trong đó, Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng.

Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố. Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang".

Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Tết Nguyên Đán còn là dịp lễ để mọi người sum vầy, với các chuyến thăm viếng họ hàng và bạn bè, một tục lệ gọi là “Chúc Tết đầu năm”.

Điểm nhấn trong lễ Tết này là bữa cơm đoàn viên đêm giao thừa, với những món ăn không thể thiếu như Juan he, Peng Cai hay Yu Sheng. Trong đó, Juan he là món bánh mứt, trái cây khô tượng trưng cho hòa bình và thống nhất.

Còn Peng cai chính là món lẩu gồm như: Hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá, nhân sâm,… biểu trưng của sự sung túc và giàu có.

Hàn Quốc

Ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành.

Người Hàn Quốc quan niệm, sau một năm bộn bề lo toan cho cuộc sống thì Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống và cầu chúc một năm mới hạnh phúc, tài lộc.

Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp đến là nghi lễ Sebae. Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon.

Đặc biệt, sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến văn hóa ẩm thực. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa.

Mâm cỗ cúng lên đến hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có ttok-kuk - một loại phở nước được chế từ bò hay gà, và món canh bánh gạo. Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.

Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

Mông Cổ

Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng là những tên gọi để người Mông Cổ gọi cho ngày Tết âm lịch của mình. Ngày Tsagaan-Sar báo hiệu mùa xuân đến kết thúc 1 mùa đông lạnh lẽo tại nơi đây, thời điểm ấm áp thích họp để bắt đầu một mùa vụ mới.

Mọi người trong gia đình quay quần bên nhau, thưởng thức bữa cơm gia đình ấm cúng. Người già sẽ trao quà cho những em nhỏ như phong tục lì xì Tết tại Việt Nam. Các mâm hoa quả được bầy lên để cúng tổ tiên được trang trí đẹp mắt.

Trong mâm cơm ngày Tết của Mông Cổ có những món ăn rất đặc biệt như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng… những món ăn này mang đậm vị biên cương hoang dã của Mông Cổ.

Ấn Độ

Ảnh minh họa

Ngày Tết âm lịch lớn nhất năm ở Ấn Độ là lễ hội Holi. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất năm và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người dân Ấn Độ.

Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt và chào đón mùa xuân, là đặc trưng của ngày Tết. Ngoài ra người Ấn Độ cho rằng khi nắng ấm lên xua tan cái lạnh mùa đông cũng giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác.

Cũng giống với lễ hội té nước của Thái Lan, tại Ấn Độ diễn ra sự kiện mọi người pha bột màu và nước thoa lên mặt, quần áo… những người xung quanh dù quen hay lạ. Cùng với hàng loạt lễ hội đặc sắc khác, sự kiện này làm cho khách du lịch khá ấn tượng và thích thú khi tham gia lễ hội này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.