Những phụ nữ da màu huyền thoại

 

Những phụ nữ da màu huyền thoại

Katherine Johnson

Khi nhớ về những ngày đầu của NASA và các nhiệm vụ của tàu Apollo, người ta thường có xu hướng tập trung vào những người đàn ông đặt chân lên Mặt trăng. Quả thật, việc tôn vinh những người đã đạt được những kỳ tích tuyệt vời về sự khám phá táo bạo không có gì sai trái, nhưng ít ai biết rằng họ sẽ không bao giờ làm được điều đó nếu không có phần công việc của bà Kinda Johnson.

Bà Johnson làm việc cho NASA với tư cách là nhà toán học, chịu trách nhiệm tính toán cơ học quỹ đạo phức tạp. Các tính toán thủ công của bà với các phương trình phức tạp đã giúp các phi hành gia và kỹ sư có thể gửi một tên lửa lên bầu trời, đưa người lên Mặt trăng và sau đó đưa họ về nhà an toàn.

Bà sinh ra ở White Sulphur Springs (tiểu bang West Virginia) vào ngày 26/8/1918, với tài năng toán học bộc lộ từ khi còn rất nhỏ. 18 tuổi, bà tốt nghiệp ĐH với bằng cấp về toán và tiếng Pháp. Sự nghiệp của người phụ nữ gốc Phi này còn bắt đầu trước khi NASA được thành lập. Vào giữa những năm 1950, NASA (khi đó được gọi là Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia, hay NACA) đã tìm cách đưa người lên vũ trụ lần đầu tiên, một nhiệm vụ đòi hỏi phải thực hiện vô số phép tính phức tạp.

Thời đó, chưa có các máy tính tốc độ cao như ngày nay, cơ quan này đã thuê một nhóm phụ nữ thực hiện các phép tính phức tạp với mức lương thấp. Bà Johnson bị hấp dẫn bởi công việc này, nhưng lần xin việc đầu tiên đã thấp bại. Không nản lòng, bà tiếp tục nộp đơn và được nhận vào làm.

Tổng thống Barack Obama trao huân chương Tự do cho Katherine Johnson
Tổng thống Barack Obama trao huân chương Tự do cho Katherine Johnson 

NASA đã “vớ bẫm” từ trí tuệ của người phụ nữ này. Bà chính là người hoàn thành nhiệm vụ tính toán quỹ đạo và khởi động các cửa sổ cho chương trình sao Thủy. Có thể nói, Kinda Johnson là “công cụ” khởi động chương trình Tàu con thoi và đã đóng góp rất nhiều thông tin và chuyên môn cho các nhiệm vụ khác nhau của NASA trên sao Hỏa.

Johnson cũng tham gia giúp phi hành gia John Glenn thực hiện chuyến bay lịch sử ba quỹ đạo quanh Trái đất vào năm 1962, đánh dấu một khoảnh khắc quan trọng trong Cuộc đua không gian giữa Mỹ và Nga. Các phương trình quỹ đạo được sử dụng để thiết kế cho chuyến bay thời đó đã được tải lên máy tính, nhưng giai đoạn đầu những năm 1960, máy tính điện tử chưa phải là một phương pháp hoàn toàn đáng tin cậy để xử lý các phương trình tinh vi. Glenn đã nhờ Johnson kiểm tra lại kết quả của máy tính bằng cách làm lại tất cả các phép toán bằng tay. Chỉ đến khi Johnson chuẩn y kết quả máy tính, Glenn mới đồng ý lên tàu.

Trong sự nghiệp tiếp theo tại NASA, Johnson đã làm việc với một số kế hoạch ban đầu của cơ quan này với mục tiêu đưa người lên sao Hỏa. Bà nghỉ hưu vào năm 1986, nhiều thập kỷ trước khi NASA công bố kế hoạch chi tiết tiếp cận Hành tinh Đỏ. Ngày 26/8/2018, bà qua đời tại quê nhà, thọ đúng 100 tuổi.

Bà đã được Tổng thống Obama trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống năm 2015, tuyên dương việc bà đã mở đường cho các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Đây là huân chương là vinh dự cao nhất mà một người dân Mỹ có thể nhận được. Bà cũng là nhân vật chính trong bộ phim Hidden Figures năm 2016, nói về các nhà toán học nữ và lao động thầm lặng của họ đằng sau những chiến công của NASA trong việc đưa người có thể du hành vũ trụ. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ