Diane Nash
Diane Nash sinh năm 1938 tại Chicago, Illinois, cách xa sự phân biệt chủng tộc đáng lo ngại đang lan tràn ở miền Nam vào thời điểm đó. Theo kế hoạch của gia đình, cô bé được nuôi dạy để trở thành một nữ tu để tôn vinh Công giáo. Nhưng tất cả đã thay đổi khi Diane Nash ghi danh theo học tại Đại học Fisk ở Nashville, Tennessee.
Tại đây, lần đầu tiên bà được chứng kiến và trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc theo bộ luật Jim Crow, đó là khi bị buộc phải sử dụng một phòng vệ sinh dành riêng cho phụ nữ da màu. Sự kiện đó đã làm bà thay đổi. Diane Nash từ bỏ dự định cống hiến cuộc đời như một nữ tu và trở thành một nhà hoạt động toàn thời gian cho các quyền dân sự.
Diane Nash đã lăn xả vào Phong trào Dân quyền và tích cực tham gia các hoạt động như thuyết trình tại các quầy ăn trưa. Bà cũng tham gia tổ chức Các kỵ sĩ tự do, là đồng sáng lập Ủy ban điều phối bất bạo động của sinh viên và làm việc cho Phong trào bỏ phiếu Selma, tiếp tục thúc đẩy Đạo luật về quyền bỏ phiếu năm 1965, góp phần làm cho hàng triệu người Mỹ gốc Phi có thể bỏ phiếu tại đất nước này.
Ella Baker
Ella Baker là một nhà hoạt động dân quyền sinh ra ở Norfolk, Virginia, vào năm 1903. Bà đã dành phần lớn hơn 50 năm cuộc đời của mình để làm việc đằng sau một số tên tuổi lớn nhất trong phong trào. Baker đã dành nhiều năm để tổ chức các sự kiện cho những nhà hoạt động lừng danh như Thurgood Marshall, Martin Lither King Jr., và nhiều người nữa. Ảnh hưởng của bà mở rộng đến những người mà bà làm cố vấn. Trong suốt cuộc đời hoạt động, Baker đã có rất nhiều người được bảo trợ như Diane Nash, Bob Moses và Rosa Park đã nói ở trên.
Baker là cố vấn chính và chiến lược gia của Ủy ban điều phối bất bạo động sinh viên và được gọi là một trong những nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi quan trọng nhất của thế kỷ 20. Bà từng mô tả lý do vì sao nổi tiếng như các đồng nghiệp của mình: “Bạn đã không thấy tôi trên truyền hình; bạn đã không thấy những câu chuyện tin tức về tôi. Nhiệm vụ của vai trò mà tôi đã cố gắng thực hiện là nhặt các mảnh hoặc ghép các mảnh mà tôi hy vọng có thể trở thành những bức tranh hoàn thiện. Lý thuyết của tôi là, những người mạnh mẽ không cần người lãnh đạo mạnh mẽ”.
Baker được cho là một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, có sức lôi cuốn. Bà đã thúc đẩy các tổ chức cơ sở, ủng hộ dân chủ triệt để và khuyến khích khả năng của những người bị áp bức để họ có thể hiểu thế giới của chính mình và trở thành một thế lực ủng hộ chính mình. Người ta nhận ra tầm vóc của bà một cách đầy đủ nhất vào những năm 1960, khi bà là cố vấn và chiến lược gia chính của Ủy ban điều phối bất bạo động sinh viên (SNCC). Bà được xếp hạng là “Một trong những nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi quan trọng nhất của thế kỷ XX và có lẽ là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong phong trào dân quyền”, được biết đến với những lời phê bình không chỉ về phân biệt chủng tộc trong văn hóa Mỹ, mà còn cả chủ nghĩa phân biệt giới tính và chủ nghĩa giai cấp phong trào dân quyền. (còn tiếp)