Đậu phụ và các sản phẩm được làm từ đậu rất tốt cho cơ thể song chúng ta không nên biến đậu thành thực phẩm ăn mỗi ngày và không ăn quá nhiều trong một lần.
Đậu phụ là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa, đậu phụ còn có tác dụng phòng tránh và chữa trị một số bệnh.
Một trong những món ăn phổ biến của người Việt. |
Đậu phụ là sản phẩm được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu tương. Nó là một trong những món ăn phổ biến của người Việt với những tính năng ưu việt như dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chễ biến, giá thành rẻ...
Tuy nhiên, chúng ta không nên biến đậu thành thực phẩm ăn mỗi ngày và không ăn quá nhiều trong một lần. Nếu không có chế độ ăn hợp lý, đậu phụ sẽ là tác nhân gây ra các bệnh như xơ cứng động mạch, suy chức năng thận và ảnh hưởng tới đường tiêu hóa...Người cao tuổi và những người mắc bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gút, xơ cứng động mạch không nên thường xuyên sử dụng đậu phụ.
Gây hại tới thận
Trong trường hợp bình thường, protein chúng ta dung nạp vào cơ thể trải qua trao đổi, cuối cùng đa phần trở thành chất thải chứa nito bị thận bài trừ ra ngoài.
Khi chúng ta già, khả năng đào thải của thận giảm thấp, nếu lúc ăn không chú ý ăn uống, ăn quá nhiều đậu phụ để thay thế thịt cá. Dung nạp quá nhiều protein thực vật tất yếu sẽ làm cho cơ thể sinh ra nhiều chất thải chứa nito, tăng thêm gánh nặng cho thận, không có lợi cho sức khỏe.
Gây chứng khó tiêu
Đậu phụ có thể dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy. |
Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn dễ dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Giảm tinh trùng
Trong 5 năm qua, những người ăn sản phẩm đậu nành sẽ có xác suất rối loạn chức năng cương dương cao hơn 3,46 lần so với những người khác.
Các nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard, do TS George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến năm 2006, đã cho kết quả đáng ngạc nhiên: mọi người ăn sản phẩm đậu nành mỗi ngày thì mỗi ml tinh dịch của mình chỉ có 41.000.000 tinh trùng, thấp hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Sự thiếu hụt tinh trùng này rất dễ dẫn đến vô sinh, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều lần ở những quý ông mắc bệnh béo phì.
Dẫn đến thiếu iốt
Các hạt đậu tương có chứa một chất gọi là saponin, chất này thúc đẩy sự bài tiết của iốt trong cơ thể con người. Vì vậy, uống sữa đậu nành trong một thời gian dài có thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt iốt và dẫn đến một số bệnh khác.
Thúc đẩy sự phát triển của xơ vữa động mạch
Theo chuyên gia y tế Hoa Kỳ thì trong các sản phậm đậu nành chứa rất nhiều methionine, methionine dưới tác động của enzyme có thể được chuyển đổi sang cysteine. Homocysteine có thể gây hại các tế bào nội mô ở thành động mạch, dễ làm cho cholesterol và chất béo trung tính lắng đọng trong thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch.
Gây ra bệnh gút
Đậu phụ gây rối loạn trao đổi chất purine ở bệnh nhân gout. |
Những bệnh nhân có nồng độ axit uric trong huyết thanh cao nếu ăn nhiều đậu phụ sẽ bị bệnh gout tấn công. Đậu phụ gây rối loạn trao đổi chất purine ở bệnh nhân gout, do đó, những người có nguy cơ bị gout nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Lượng dùng bao nhiêu là đủ?
Đậu phụ nhìn chung tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Người già, người bị thận, thiếu máu, thiếu sắt, bệnh gout, xơ vừa động mạch… càng nên hạn chế ăn đậu phụ. Chỉ nên ăn đậu phụ 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gram.