Người ta thường nhắc đến người sói như những hiện tượng khó lý giải về những ai trở thành chó sói vào đêm trăng tròn.
Đó là truyền thuyết về người sói được viết trong những cuốn tiểu thuyết. Vậy liệu người sói có tồn tại ngoài đời thực hay không?
Câu trả lời là có. Nhưng không phải những con sói hiện hình đêm trăng tròn, họ là những người hoàn toàn bình thường nhưng mang trong người căn bệnh hiểm ác mang tên “người sói”.
Hội chứng “người sói” hay “ma sói” là một dạng bệnh lý hiếm gặp nhất thế giới với xác suất 1/1.000.000 người.
Những đứa trẻ khi sinh ra mắc phải căn bệnh này đều mang một số những dấu vết của tổ tiên loài người như đuôi, móng mọc dài hay phổ biến nhất là hiện tượng lông và tóc mọc dài.
Bệnh có hai dạng chính, thứ nhất là dạng lông và tóc mọc trên toàn bộ cơ thể. Và dạng thứ hai là cục bộ, với lông, tóc chỉ xuất hiện ở vùng da nào đó. Bệnh Hypertrichosis có thể là bẩm sinh (ngay khi sinh) hay phát triển sau đó.
Đặc điểm của hội chứng này là toàn bộ phần mặt và cơ thể bị bao phủ bởi tóc. Những sợi tóc này có thể dài hơn 8 cm tuy nhiên chúng không hề gây ngứa hay dị ứng da.
Dưới đây là một số trường hợp về những người mắc bệnh người sói.
1. Cô bé Supatra Sasuphan- người Thái Lan
Bé gái Supatra Sasuphan 11 tuổi người Thái Lan bị mắc hội chứng Ambras hay còn được gọi là hội chứng “người sói” do đột biến gen gây ra.
Em được phát hiện mắc hội chứng Ambras Syndrome ngay sau khi chào đời. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp điều trị bằng tia laser để loại bỏ lông trên cơ thể Supatra khi em mới lên 2 tuổi. Tuy nhiên, các sợi lông sau đó lại mọc trở lại nhanh hơn và dày hơn.
Hội chứng này khiến lông mọc và phát triển rất dài hơn bình thường tại mặt, tai, tay chân và lưng khiến hình dạng của em có phần làm người khác hoảng sợ.
Em đã được ghi nhận kỉ lục thế giới về cô gái có nhiều lông nhất nhưng điều này không làm em vui hơn bởi hội chứng này đã khiến em gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Supatra thường bị trở thành tâm điểm bị trêu chọc ở trường học và bị gọi với biệt danh "người sói" hay "mặt khỉ". Trong cuộc sống em cũng gặp những khó khăn khi lông mọc quá dài, che khuất hết tầm nhìn của mắt.
Đây là một căn bệnh đột biến gen khá hiếm gặp trên thế giới và hiện nay trên thế giới chỉ có vài chục người mắc phải.
Hiện tại, em chỉ mong ước có hể chữa khỏi bệnh để trở thành một người bình thường: “Em mong muốn một ngày nào đó lông trên người mình sẽ biến mất. Em cũng muốn trở thành một bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mọi người”.
2. Gia đình người sói tại Mexico
Jesus Aceves cũng mắc phải căn bệnh bẩm sinh hiếm gặp “hội chứng người sói” này. Khoảng 30 người họ hàng của anh cũng bị gặp phải căn bệnh này.
Khi mắc căn bệnh, trên mặt tất cả người bệnh đều phủ một lớp lông khá là dày.
Gia đình của Aceves sống tại vùng Tây bắc Mexico. Cũng giống như cô bé người Thái Lan, khi anh còn bé, anh thường bị bạn bè trêu chọc và đặt cho biệt danh “ sói con”. Bất hạnh hơn, cả gia đình anh cũng bị cả làng xa lánh vì mắc phải căn bệnh này.
Căn bệnh này khiến Aceves phải bỏ học từ khi anh 12 tuổi, đi lang thang khắp nơi để kiếm ăn. Sau đó, anh được một ông chủ rạp xiếc thu nhận để làm làm trong gánh xiếc của ông ta.
Đồng thời, ông chủ đó cũng thu nhận 2 người anh em họ của Aceves để cùng anh làm việc kiếm ăn.
Họ làm trong rạp xiếc để thu hút sự chú ý của khán giả đến xem. Công việc này mang lại cho 3 anh em có những khoản thu nhập riêng cho mình.
Sau đó, Aceves có lấy vợ là Victoria và có 1 cô con gái nhỏ là Araceli.
Tuy nhiên, hai vợ chồng anh đã ly hôn sau 10 năm hôn nhân. Và anh đã quay trở lại ngôi nhà tại Loreto của mẹ mình và kiếm sống bằng nghề ở trang trại.
Ngôi nhà là tài sản của đại gia đình Aceves do thị trưởng thành phố trao tặng để họ sống do không ai trong thị trấn cho họ thuê nhà. Họ phải sống tách biệt mình khỏi khu dân cư vì những kì thị của xã hội.
3 người con của Aceves cũng mắc phải hội chứng tương tự của bố họ. "Không ai biết nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Hypertrichosis, hoặc cách chữa trị. Lịch sử nhân loại ghi nhận 50 trường hợp mắc bệnh này”.
Hội chứng người sói của gia đình Aceves do đột biến gene di truyền nhiễm sắc thể X, vì vậy tất cả con cái của họ đều phải chịu hội chứng này. Những đứa trẻ của gia đình này làm cho những gánh xiếc từ khi chưa biết đi.
3. Cô bé Xiao Ling, Trung Quốc
Khuôn mặt em bị bao phủ gần như hoàn toàn bởi lớp lông dài.
Xiao Ling, 8 tuổi, đến từ Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc là trường hợp mới được phát hiện gần đây về căn bệnh kỳ lạ khiến khắp cơ thể em đều mọc lông không thể kiểm soát.
Người ta nói em có thể tẩy hết lớp lông bằng cách điều trị bằng laser nhưng chi phí điều trị cho em lại là một gánh nặng quá lớn mà gia đình em không thể có.
Theo ghi chép lại, thời Trung Cổ cũng đã từng có 34 trường hợp mắc hội chứng trên. Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp chưa bệnh triệt để và những người không may mắc phải căn bệnh này đều phải chung sống phải nó đến cuối đời.
Một số ghi chép khác về những trường hợp mắc bệnh người sói:
Pruthviraj Patil sinh ra trong một gia đình nông dân ở gần Mumbai, Ấn Độ. Do mắc hội chứng người sói nên khuôn mặt và cơ thể anh bị bao phủ bởi một lớp lông dày.
Gia đình đã thử nhiều biện pháp để chữa bệnh cho anh nhưng đều không có kết quả.
Stephan Bibrowski (1891-1932) sinh ra tại Warsaw, Ba Lan. Ông là một nghệ sĩ nổi tiếng được biết đến với cái tên "người đàn ông với khuôn mặt sư tử".
Toàn bộ cơ thể của ông được bao phủ bởi lông khiến ông có hình dạng giống như một con sư tử.
Annie Jones (1860 - 1902) là một phụ nữ Mỹ có ria mép, sinh ra ở Virginia.
Anh em nhà Ramos Gomez: Cuộc sống đối với anh em Victor Ramos Gomez và Gabriel Ramos Gomez khá vui vẻ. Họ sống bằng nghề làm ảo thuật, diễn xiếc.
Yu Zhenhuan được sinh ra ở thành phố An Sơn, Trung Quốc, vào năm 1979. Anh có rất nhiều lông trên mặt và cơ thể, điều này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến anh gặp khó khăn trong việc lắng nghe do lông trong tai mọc quá nhiều.