Những người này ăn ốc luộc 'cực độc', thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa

GD&TĐ - Ốc là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn ốc, dưới đây là những người không nên ăn ốc.

Những người này ăn ốc luộc 'cực độc', thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa

Người bị dị ứng

Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này hoặc nên ăn một lượng thật nhỏ cua ốc để xem phản ứng của cơ thể.

Nếu thấy sau ăn vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.

Người mắc bệnh tiểu đường, thận, huyết áp cao

Trong ốc chứa nhiều natri và khi hàm lượng natri cao sẽ khiến bệnh tiểu đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, những người này khi ăn những thực phẩm có hàm lượng natri cao sẽ khiến bệnh thêm nặng.

Người bị bệnh gout, viêm khớp

Theo Webmd, ốc là nguồn cung cấp nhiều chất đạm và canxi. Do đó, đối với những người bị bệnh gout, không nên sử dụng ốc trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh. Do đó, đối với những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.

Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú

Ốc có tính hàn, ăn vào dễ gây lạnh bụng, đau bụng, đi ngoài. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn, nhất là người cơ địa yếu bụng.

Những người bị ho hoặc hen suyễn

Người bị ho, hen suyễn không nên ăn hải sản, đặc biệt là cua, ốc để tránh làm bệnh thêm nặng.

Chính vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe, nên nói không với món ăn này tránh làm bệnh tình trầm trọng.

Một số lưu ý khi chế biến ốc

Ngâm ốc quá lâu hoặc không sử dụng ngay

Ngâm ốc với nước vo gạo chính là phương pháp làm sạch dân gian truyền miệng lại.
Ngâm ốc với nước vo gạo chính là phương pháp làm sạch dân gian truyền miệng lại.

Ốc có thể sống khá lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi mua ốc nhiều khi các bà nội trợ không chế biến ngay, ốc bị chết, biến chất và ảnh hưởng đến những con ốc sống còn lại. Điều này có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc khi sử dụng ốc chết, không đảm bảo vệ sinh.

Không làm sạch ốc trước khi chế biến

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Do đó nên làm sạch trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh.

Bạn có thể ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn và tránh ngộ độc. Ốc không được chế biến kỹ lưỡng, lượng ốc chết nhiều, làm cho nguy cơ bị ngộ độc càng tăng cao.

Luộc ốc chưa kỹ

Theo chuyên gia, đa số hải sản chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt rất cao và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ hơn 80 độ C. Do đó, ốc phải được luộc kỹ trong nước sôi khoảng 4-5 phút, không nên ăn ốc tái để tránh nguy cơ nhiễm mầm bệnh và ký sinh trùng.

Nếu ăn ốc chưa luộc kỹ, bạn dễ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng gây nên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.