Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng để cả năm an lành

Việc sắm sửa lễ cúng rằm tháng giêng bao giờ cũng được chuẩn bị chu đáo, vậy mâm cúng cần có những món ăn nào?

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng để cả năm an lành

Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng 2019 năm nay rơi vào ngày 19/2 Dương lịch (tức ngày 15/1 Âm lịch). Là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình sẽ khác nhau.

chap-mo-1-1549985321-width660height441

Cúng rằm tháng Giêng ngoài trời và cúng Gia Tiên

Việc cúng ngoài trời tại gia đình trong ngày này có thể có hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là cúng trời, cúng thần linh cai quản theo năm. Khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên. Nghĩa thứ hai, nếu năm đó gia chủ gặp năm tuổi, sao hạn, thì cũng có thể dâng sớ, cúng cầu tai qua nạn khỏi.

Lễ cúng ngoài trời rằm tháng Giêng cần có: Một mâm hoa quả (tùy thuộc vào mỗi nhà để lựa chọn hoa quả loại nào), một đĩa xôi chè, ấm trà, chén rượu, nén nhang với lòng thành kính. Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.

Gia chủ có thể chuẩn bị thêm đĩa gạo, muối, bỏng… để cúng các hương linh cô thổ ngoài ban công. Lưu ý, nếu cúng như vậy, nhớ thắp hương xong thì đóng cửa ban công cho đến khi tàn hương.

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng

Trong mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng nhất định phải có những món ăn thể hiện mong muốn vạn sự vuông tròn, may mắn, đại cát đại lợi cho gia đình. Những món ăn phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng về cơ bản không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên Đán.

Dưới đây là một số món ăn thường gặp trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn, phát tài, phát lộc bạn có thể tham khảo.

cach-cung-ram-thang-rieng

Xôi gấc

Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà tổ tiên ngày rằm đầu tiên của năm mới sẽ giúp cho mâm cỗ được nổi bật hơn. Không những thế màu đỏ của xôi gấc còn mang ý nghĩa của sự may mắn, mọi điều tốt đẹp.

Hoa quả

Không chỉ riêng ngày rằm tháng Giêng mà tất cả các ngày lễ trong năm, hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Tùy theo từng vùng miền mâm ngũ quả có sự khác nhau.

Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.

Còn mâm ngũ quả người miền Bắc hầu hết các loại quả đều có thể bày lên nhưng chuối là luôn là thức quả không thể thiếu. Bởi vì theo quan niệm truyền thống, những quả chuối bày lên mâm ngũ quả cong lên ôm lấy mang ý nghĩa đùm bọc.

Gà luộc

Gà không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, mà hình ảnh gà trống còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.

Nước chấm đủ vị

Nước chấm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt tượng trưng cho sự đa dạng trong cuộc sống. Trong quan niệm của nhiều người, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm chu đáo, các gia đình cũng nên làm lễ cúng vào chính Ngọ, tức 12h trưa. Đây là lúc trời Phật hiển linh nên mọi người sẽ "cầu được ước thấy", theo duy tâm của người Việt.

Bánh trôi (chè trôi nước)

photo-1-15199600080981141896128

Trong mâm lễ cúng rằm tháng Giêng dâng bánh trôi là mong muốn cho mọi việc quanh năm được suôn sẻ, thuận lợi, may mắn.

Ngoài những món kể trên, trong mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng có thể thêm những món khác như: canh măng miến, rau xào luộc, nem rán,...Đặc biệt đừng quên trầu cau, hương hoa, đèn nến và rượu bạn nhé.

Ngày rằm tháng Giêng 2019 là ngày nào? Nên cúng ngày nào, giờ nào chuẩn nhất?

Vào năm Kỷ Hợi 2019, rằm tháng Giêng là ngày 19/2 Dương lịch (tức ngày 15/1/2019 Âm lịch). Theo lịch vạn niên năm nay, ngày 19/2 là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Dần, năm Kỷ Hợi.

Giờ hoàng đạo là: Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h), Tân Hợi (21h-23h). Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Còn nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19/2 Dương lịch.

Bên cạnh đó, khi thắp hương gia chủ cũng nên thành tâm đọc văn khấn cúng Rằm tháng Giêng

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.

- Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần.

- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

- Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

- Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày.......... tháng............ năm.............

Tín chủ con là..............................................................

Ngụ tại.........................................................................

2532_bai-van-khan-cung-ram-thang-gieng-pho-bien-nhat

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ