Những lựa chọn để TT Trump cứu ngành dầu mỏ Mỹ

Những lựa chọn để TT Trump cứu ngành dầu mỏ Mỹ

Thế nhưng giờ đây, TT Trump đang phải cam kết dùng quyền lực của chính phủ liên bang để giúp ngành này đứng vững.

Lời cam kết của TT Trump đưa ra vào thứ 2 (20/4) khi giá dầu thô WTI giảm xuống mức âm. Tuy nhiên, thậm chí trước khi giá dầu sụt giảm vào ngày trên, giá dầu WTI đã giảm 70% từ tháng 1 - một phản ứng do nhu cầu giảm mạnh vì đại dịch Covid-19 cũng đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh dầu mỏ của Mỹ.

Các hãng lớn như ExxonMobil, Chevron, ConocoPhillips, Occidental Petroleum... đều đã giảm chi tiêu. Các nhà sản xuất độc lập như Continental Resources và Parsley Energy đã ngừng hoạt động và bắt đầu đóng các giếng dầu.

Mỹ sản xuất gần 13 triệu thùng dầu mỗi ngày vào đầu năm nay nhưng có thể chỉ còn 2-3 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm 2020 - Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cho biết.

Các nhà phân tích nói rằng những vụ phá sản và mất việc làm là không thể tránh được vì các nhà sản xuất đã rút về giá 20 USD mỗi thùng. “Với những mức giá này, toàn bộ ngành công nghiệp đang kinh doanh dưới giá vốn” – nhà phân tích tín dụng David Winans tại PGIM Fixed Income nói.

TT Trump mới hứa trên Twitter rằng “không bao giờ để ngành công nghiệp dầu khí Mỹ sụp đổ” và cho biết chính quyền của ông đang lên “một kế hoạch cấp tài chính để từng công ty và việc làm quan trọng được đảm bảo trong thời gian dài ở tương lai”.

4 phương pháp chính giúp ngành công nghiệp dầu mỏ đã được thảo luận.

Liên hệ với các nguồn cung, cầu

TT Trump đã giúp thúc đẩy ngành dầu thông qua thỏa thuận cung cấp của OPEC+ giữa Ả rập xê út, Nga và các nhà sản xuất khác vào ngày 12/4 để có những cắt giảm lượng dầu sản xuất ra lớn nhất mà tổ chức này từng tuyên bố. Tuy nhiên nó vẫn không thấm vào đâu so với mức sụt giảm 30% về nhu cầu dầu thế giới – Ông Jamie Webster của Tập đoàn tư vấn Boston nói.

Do đó bước đầu tiên đối với TT Trump sẽ là thúc giục Ả rập xê út tiếp tục cắt giảm lượng dầu sản xuất. Vấn đề là việc cắt giảm thêm nguồn cung của OPEC, dù được thống nhất và giám sát, cũng không giải quyết được vấn đề về nhu cầu.

Hội đồng Thăm dò và Sản xuất Mỹ đề xuất Nhà trắng thúc giục Trung Quốc mua thêm dầu của Mỹ. Vào mức đỉnh điểm năm 2017, Mỹ xuất khẩu khoảng 470.000 thùng mỗi ngày cho Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm nhu cầu của Mỹ là 1,3 triệu thùng mỗi ngày mà chính phủ dự đoán trong năm nay. Tuy nhiên, trong tình hình dầu ngập tràn hiện nay, Trung Quốc có nhiều lựa chọn rẻ hơn.

Có một số đề xuất về việc áp thuế với các nhà cung cấp dầu nước ngoài. Việc này được một số lãnh đạo doanh nghiệp dầu mỏ như Harold Hamm, đứng đầu Continental Resources ủng hộ. Tuy nhiên, hầu hết công ty khác phản đối vì thuế sẽ tạo vấn đề với các đơn vị lọc dầu Mỹ khi xử lý dầu thô nước ngoài.

Tăng cường nhu cầu

Nhu cầu sụt giảm là nguồn gốc của vấn đề nên có 2 ý tưởng để tạo ra nhu cầu.

Trước tiên, chính quyền liên bang có thể mua dầu để lưu trữ trong Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) - một kho khẩn cấp được lập nên từ những năm 70. TT Trump đầu tiên đã đề xuất việc này vào tuần trước nhưng đảng Dân chủ trong Quốc hội đã từ chối tài trợ cho các giao dịch mua mà không có tiền tương đương chi cho năng lượng xanh.

TT Trump đã đề cập lại ý tưởng này vào đầu tuần này và cho rằng có chỗ chứa 75 triệu thùng dầu. Các nhà phân tích nói rằng Mỹ sản xuất thừa khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày nên có thể giải quyết một phần dư thừa.

Tuy nhiên, giá dầu cuối cùng cũng phản ánh số dư toàn cầu và 75 triệu thùng dầu mỗi ngày có thể chỉ bằng lượng sụt giảm nhu cầu toàn thế giới trong 2 ngày – nhà giao dịch Trafigura cho biết.

Theo ông Kevin Book tại tổ chức Clearview Energy Partners, chính phủ liên bang có thể tìm những nơi khác để lưu trữ dầu, có thể là các hang ở Gulf Coast vốn đang chứa khí tự nhiên và nhiên liệu khác.

Về lý tuyết, SPR hiện có khả năng chứa gần 800 triệu thùng dầu, có thể mở rộng ra chứa 1 tỉ thùng. Việc này đã được phép nhưng việc cấp tài chính chưa diễn ra. TT Trump đã yêu cầu ông Brouillette tìm thêm kho chứa. Tuy nhiên, sức chứa của nó gần đầy khiến giá cả lao dốc.

Cấp tiền cho doanh nghiệp

Ý tưởng thứ 2 dành được sự ủng hộ của các ngân hàng và các quỹ phòng hộ là chính phủ mua dầu mỏ mà các nhà sản xuất để lại dưới lòng đất cho tới khi giá hồi phục. Khi đó, các nhà sản xuất khai thác và bán dầu ở mức cao hơn giá chính phủ rồi hoàn lại tiền cho chính phủ sau đó.

Đó là một cách để chính phủ giữ dòng tiền của các công ty được nguyên vẹn trong khi hạn chế được tình trạng sản xuất thừa. Chính phủ có thể tính lãi suất theo lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ liên bang và người nộp thuế cuối cùng sẽ được hoàn trả đầy đủ - ông Greg Pardy của RBC Capital Markets cho hay.

Ông Pardy gọi ý tưởng này là “đóng cửa và hoán đổi” và cho rằng sức mạnh thực sự của nó bắt nguồn từ việc ngành công nghiệp “cần doanh thu ngay bây giờ”. Các gói cứu trợ khác hay giảm thuế sẽ không cung cấp dòng tiền đủ nhanh chóng.

Các giám đốc điều hành các doanh nghiệp đá phiến cũng hy vọng các nhà sản xuất đang khốn đốn sẽ được một số hỗ trợ từ gói 450 tỉ USD từ Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và các công ty đang khó khăn vì dịch Covid-19.

Đối với TT Trump, sự hỗ trợ như vậy là hợp lý vì ông thấy sự gia tăng dầu mỏ của Mỹ trong những năm gầy đây như một “khả năng chiến lược” cần được bảo vệ - ông Book của Clearview cho hay.

Để thị trường tự quyết định

Một giải pháp khác thả nổi, hay thậm chí để các doanh nghiệp nhỏ phá sản, tuy nhiên nó được API và các nhà sản xuất lớn của Mỹ như ExxonMobil và Chevron ủng hộ. Đó là để thị trường tự quản lý.

Giá dầu sụt giảm sẽ cho phép sàng lọc các nhà sản xuất và cung cấp nhỏ lẻ. Nó cũng tạo ra những vụ phá sản, mất việc làm và những doanh nghiệp giàu tiềm lực sẽ mua lại doanh nghiệp nhỏ và tăng hiệu quả sản xuất.

TT Trump sẽ phải lựa chọn giải pháp mà ông muốn.

TheoFinancial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ