Những lĩnh vực nào đang thu hút nhân tài trên thị trường lao động?

GD&TĐ - JobStreet.com đã tiến hành khảo sát và trên kết quả của cuộc bình chọn Top 20 Doanh nghiệp được khao khát nhất năm 2016 cho thấy có những yếu tố bất ngờ trên thị trường lao động, đặc biệt mảng nhân lực chất lượng cao.

Top 10 công ty được khao khát nhất năm 2016
Top 10 công ty được khao khát nhất năm 2016

FMCG và Tập đoàn đa quốc gia lấn lướt

Trong bảng xếp hạng Top 10 công ty được người lao động lựa chọn là nơi mong muốn làm việc nhất của JobStreet.com Việt Nam, Mạng việc làm số 1 Đông Nam Á, các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại nước ngoài đang chiếm ưu thế với 6/10 vị trí.

Các đại diện của Việt Nam là những cái tên rất quen thuộc trên đều các ngành hàng (Hàng tiêu dùng nhanh-FMCG, Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và bán lẻ) như Vinamilk, Vingroup, FPT và Viettel.

So với các quốc gia trong khu vực, tỷ trọng doanh nghiệp nội địa được mong muốn làm việc của Việt Nam khá tương đồng với Malaysia. Tại quốc gia dầu cọ này có đến 6/10 doanh nghiệp được mong muốn nhất là doanh nghiệp nước nhà theo bảng xếp hạng của JobStreet.com Malaysia.

Trái lại, tại Singapore, các tập đoàn đa quốc gia được người lao động ‘ưu ái’ hơn khá nhiều khi chỉ có 3/10 đơn vị có tên trong bảng xếp hạng của JobStreet.com là doanh nghiệp nội địa.

Mạng việc làm JobStreet.com Việt Nam cũng thống kê Top 5 các công ty được người lao đông mong muốn làm việc theo 4 lĩnh vực phổ biến hiện tại như FMCG, Công nghệ thông tin – viễn thông, Bán lẻ và Tài chính – Ngân hàng.

Có đến 4/5 đơn vị trong bảng xếp hạng của lĩnh vực FMCG thuộc về các Tập đoàn đa quốc gia. Đại diện duy nhất của Việt Nam trong Top 5 là Vinamilk. Unilever Việt Nam một lần nữa là đơn vị được yêu thích nhất trong ngành.

Điều này cũng không quá khó hiểu khi đơn vị này có rất nhiều các chương trình đào tạo, tuyển dụng xuyên suốt từ cấp bậc mới tốt nghiệp cho đến những quản lý cấp cao. Những chương trình tuyển dụng liên tục được thông tin qua các mạng việc làm danh tiếng, trực tiếp đến các trường đại học với lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng.

Với bảng xếp hạng doanh nghiệp trong mảng Công nghệ Thông tin - Viễn Thông (ICT), các công ty Việt Nam tiếp tục thất thế khi chỉ có FPT và Viettel là lọt vào danh sách ở vị trí thứ 2 và 3.

Dẫn đầu danh sách là ‘đại gia’ liên doanh đến từ Hàn Quốc, Samsung Vina, đơn vị với thế mạnh về sản xuất phần cứng điện thoại thông minh có thị phần lớnnhất Việt Nam hiện tại. Ở vị trí thứ 4 và 5 lần lượt là Intel và Bosch, những doanh nghiệp cũng có thế mạnh về sản xuất phần cứng lớn trên thế giới.

Chỉ duy nhất trên lĩnh vực phân phối - bán lẻ, các doanh nghiệp ‘nội’ cho thấy sự ‘lấn át’ với 4 đại diện là Vingroup, FPT Shop, Viettel Store và Thế Giới Di Động ở các 4 vị trí đầu bảng. Đại diện nước ngoài duy nhất góp mặt là Tập đoàn Bán lẻ hàng đầu Nhật Bản – AEON.

Trên ‘mặt trận’ Tài chính – Ngân hàng, ba vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đều thuộc về các ngân hàng nội địa. Đứng ở vị trí thứ 1 và thứ 2 là hai ngân hàng có vốn nhà nước sở hữu lớn, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Đầu Tư Việt Nam (BIDV). Tiếp thứ 3 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai vị trí cuối cùng bảng xếp hạng thuộc về các đại diện có vốn đầu tư nước ngoài là Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam và Citibank

Lương không phải yếu tố số 1 thu hút nhân tài

Song song với việc tổng hợp bảng xếp hạng những doanh nghiệp được người lao động mong muốn làm việc nhất, JobStreet.com Việt Nam cũng tìm hiểu thêm những lý do khiến các doanh nghiệp trên trở nên ‘hot’ đến như vậy.

Khá bất ngờ khi các yếu tố liên quan đến lương, thưởng và phúc lợi không phải là những yếu tố hàng đầu được người lao động lựa chọn. Theo đó, có cơ hội rộng mở để phát triển, thăng tiến nghề nghiệp là yếu tố được nhiều người lao động ưu tiên (chiếm 50,7% tổng số bình chọn). Yếu tố thứ hai khiến người lao động mong muốn được làm việc tại các doanh nghiệp trên là cơ hội được đào tạo một các chuyên nghiệp (44.8%). Các yếu tố về phúc lợi hấp dẫn (44,3%) và mức lương cạnh tranh (33,5%) lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và 4.

Trong cùng khảo sát tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có người lao động tại Thái Lan chọn việc có cơ hội thăng tiến là ưu tiên hàng đầu tương tự với Việt Nam. Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, Indonesia đều chọn C&B (Lương thưởng, Phúc lợi) là yếu tố thu hút nhất khi làm việc cho các công ty hàng đầu. Riêng Singapore, người lao động của quốc gia này có mức quan tâm giữa môi trường làm việc (72%) và C&B ngang nhau (71%).

Qua khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt có thể sử dụng nhiều biện pháp khác để tuyển được các nhân tài chất lượng thay vì chỉ tập trung đến mức lương quảng cáo. Theo đó, đầu tư cho con người bằng việc xây dựng hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng, cùng với việc quảng bá qua các phương tiện truyền thông nội bộ cũng như các trang mạng việc làm sẽ giúp thu hút và giữ chân được nhân tài cho hiện tại và tương lai.

Có rất nhiều kênh quảng bá thông tin mà doanh nghiệp có thể sử dụng với chi phí thấp ngoài sử dụng phương tiện báo, đài. Trong đó, trang web của công ty là phương thức rất quan trọng để người lao động tìm hiểu về thông tin công ty, tin tuyển dụng (49.7%).

Do đó, việc xây dựng một hồ sơ doanh nghiệp hoàn chỉnh, chuyên nghiệp trên website công ty hoặc trên mạng việc làm như trang Hồ sơ Doanh Nghiệp mà JobStreet.com tư vấn và xây dựng cho từng công ty đăng tuyển sẽ mang đến sự tin tưởng từ người lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Điều này cũng giúp ích cho thước đo giá trị người lao động (Employee Value Proposition – EVP), hỗ trợ người lao động nhận biết sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Đây cũng là hình thức xây dựng thương hiệu trực tuyến gắn liền với những giá trị mà công ty mang đến cho nhân viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.