1. Bầu trời bỗng... chia làm đôi
Trên bầu trời một số thành phố ở Đài Loan - Trung Quốc đột nhiên xuất hiện hiện tượng lạ khi nền trời bị phân chia làm hai nửa.
Tại các khu vực này, một dải sáng lớn xuất hiện trên nền trời, phân tách bầu trời làm hai nửa rõ rệt, một bên nền trời phủ đầy mây trắng còn phía bên kia giữ màu trong xanh. Sau đó, bầu trời dường như tối hơn bình thường. Chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi, sau đó bầu trời lại quay về trạng thái như ban đầu.
Lý giải sự việc này, các chuyên gia khí tượng thủy văn của Đài Loan cho hay, thực chất đây là hiện tượng “ngày hóa đêm”. Lượng mây dày đặc kèm theo thời tiết u ám đã che khuất phần ánh nắng mặt trời nên đã tạo ra hiện tượng nói trên.
2. Mưa “máu”
Một trong những hiện tượng thời tiết được ghi nhận khá sớm trong lịch sử từ thời La Mã cổ đại là mưa máu. Hiện tượng này xảy ra khi gió mạnh cuốn cát đỏ từ sa mạc lên bầu khí quyển. Sau đó, cát đỏ làm nước mưa rơi xuống có màu kì lạ và cư dân cổ xưa gọi đó là mưa “máu”.
3. Sét liên hoàn
Nếu tới vùng sông Catalumbo tại Venezuela, bạn có cơ hội được chứng kiến hiện tượng liên hoàn sét. Khi không khí nóng ẩm từ sông Catalumbo bốc hơi và gặp phải không khí lạnh phía trên, những trận sét lớn sẽ xảy ra đầy ngoạn mục.
4. Vòi rồng lửa
Hiện tượng hiếm xảy ra khi có sự kết hợp của gió xoáy và nhiệt độ ngoài trời cao hoặc có chứa các khí dễ cháy. So với vòi rồng thường, sức công phá của hiện tượng này còn đáng sợ hơn nhiều.
Năm 1923, một vòi rồng lửa đã giết chết 38.000 người Nhật ở Tokyo trong vòng vỏn vẹn 15 phút đồng hồ. Tới năm 2003, người ta ghi nhận một vòi rồng lửa khác gây nên thảm họa cháy rừng lớn tại Canberra. Vòi rồng này có đường kính gần 500m, di chuyển với tốc độ 250km/h và nhiệt độ ở tâm có thể lên tới hơn 1.000 độ C.
Cho dù lý giải thế nào đi chăng nữa thì một phần những hiện tượng quái dị trên đa phần là do sự phát triển quá nhanh của xã hội, thêm vào đó là sự vô ý thức của con người hậu quả là môi trường ô nhiễm nặng nề gây nên sự thay đổi trong bầu khí quyển.
Các nhà khoa học đang tích cực tìm ra hướng giải quyết, tuy nhiên họ mong rằng con người tôn trọng môi trường hơn.
5. Hiện tượng bướm chúa di cư
Hàng nghìn loài bướm chúa dập dìu cùng nhau di cư mỗi năm đã tạo ra những bức tranh sống động và đẹp đến mê hồn, chúng có cuộc di cư như các loài chim từ phía Bắc xuống phía Nam. Cho đến tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sau chúng lại co thể đi đến cùng 1 nơi sau mỗi năm.
6. Cầu vồng lửa
“Cầu vồng lửa” không phải là lửa nhưng cũng chẳng phải là cầu vồng. Đây là hiện tượng độc đáo được cấu thành bởi sự phản chiếu ánh sáng mặt trời của các tinh thể băng đá, tạo ra màu sắc hết sức đặc biệt.
“Cầu vồng lửa” thực chất là hiện tượng quang học, cho thấy khả năng biến hóa kỳ diệu của ánh sáng mặt trời. Theo đó, các tinh thể băng hình đĩa trong các đám mây mỏng sẽ hấp thụ một vài màu sắc của ánh sáng mặt trời, để lại một vài màu sắc đặc biệt trên bầu trời.
Tên thông dụng của hiện tượng độc đáo trên là “cầu vồng lửa” nhưng thuật ngữ chính xác nhất được các nhà khoa học chấp nhận khi nói hiện tượng này là Circumhorizon arc. Chính màu sắc độc đáo khiến Circumhorizon arc được gọi là cầu vồng lửa nhưng về mặt bản chất, nó hoàn toàn không liên quan tới cầu vồng hoặc bất kể đám cháy nào.
Trên thực tế, những màu sắc đặc biệt do hiện tượng cầu vồng lửa tạo ra luôn nằm song song với đường chân trời. Màu chủ đạo của cầu vồng lửa là màu đỏ rực, thường xuất hiện ở Bắc Mỹ vào mùa hè. Trong khi đó, các khu vực như Bắc Âu gần như không bao giờ có cơ hội chứng kiến hiện tượng độc đáo này bởi nhiều lý do.
7. Mưa đá khổng lồ
Những cục mưa đá khổng lồ, đôi khi gọi là bom băng, thường rơi từ bầu trời trong các trận giông bão dữ dội. Chúng bị phá vỡ thành nhiều phần nhỏ lúc chạm xuống mặt đất. Cục mưa đá lớn nhất từng rơi ở Mỹ, có đường kính 20,3 cm và nặng 0,87 kg.