Những giá trị dinh dưỡng ít ai biết về quả gấc

Gấc được coi là thực phẩm số 1 về hàm lượng Beta Carotene (trong 100g màng đỏ hạt gấc có tới 38 mg Beta Carotene tương đương với 50.000 đơn vị vitamine A). 

Những giá trị dinh dưỡng ít ai biết về quả gấc

Beta caroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch, làm mắt thêm sáng, nhìn thêm tinh...

Beta-caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào, có tác dụng dưỡng da...

Hơn thế, sử dụng dầu gấc thường xuyên, với hàm lượng cao các chất beta caroten, lycopen, tiền vitamin E và các vi chất cần thiết, sẽ là một thực đơn tốt cho người hiếm muộn.

Còn có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (chotrẻ emhoặc phụ nữ đang cho con bú) và bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt.

Lycopen có nhiều trong trái cây có màu đỏ như gấc, hàm lượng lycopen đã được kết luận cao gấp 70 lần cà chua. Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy ở những vùng người dân ăn nhiều loại trái có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư ống tiêu hóa (dạ dày, trực tràng, kết tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn. Tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm tới 50%.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm trên một nhóm đối tượng ăn ít nhất hai lần nước sốt cà chua/tuần, cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 35%. Tác dụng này còn mạnh hơn ở những người ung thư đang tiến triển. Lycopen còn có tác dụng trong điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp, rối loạn lipid máu, chống khô mắt, mờ mắt…

Dầu gấc cũng dùng bôi vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non và liền sẹo.
Trong quả gấc còn có Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.
Do trái gấc không để lâu được, nên có thể chế biến thành dầu gấc để dành dùng dần. Dầu gấc có thể thay thế màu điều khi chế biến món ăn, vừa tiện lợi vừa bổ dưỡng.
Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon.
Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần.
Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).
Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần.
Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.
Theo laodong.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ