“Bố mẹ đừng rời xa con”
Hiện tại, vì công cuộc mưu sinh, rất nhiều gia đình đã phải chấp nhận việc gửi con về quê, nhờ ông bà, người thân chăm giúp để yên tâm làm việc. Với người lớn đó là sự vạn bất đắc dĩ, còn với trẻ nó thực sự là một tổn thương quá lớn. Người ta gọi đó là những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau.
Câu chuyện của một gia đình dưới đây khiến nhiều người phải rơi lệ khi chứng kiến. Một cặp vợ chồng sau khi về thăm con trong vài ngày, họ chuẩn bị rời đi, quay lại thành phố để làm việc. Nhưng đứa con 5 tuổi của họ không sẵn lòng cho bố mẹ đi.
Cha mẹ đã cố gắng giải thích cho cậu bé vì sao không thể cho con đi cùng được nhưng đứa bé nhất quyết không nghe và bám chặt vào vali của bố mẹ.
Không thể để tình cảnh này tái diễn, bố mẹ cậu bé đành nói dối rằng: “Thôi được rồi, bố mẹ sẽ cho con đi cùng, nhưng con quay vào nhà lấy quần áo, giày dép, cùng ông bà đóng gói đồ đạc, bố mẹ sẽ đứng đây chờ con rồi cùng đi, được chứ”.
Nghe thấy những lời đó, cậu bé ngay lập tức trở nên vui mừng, chạy vào nhà để chuẩn bị hành lý. Còn chưa yên tâm, cậu bé quay lại nhìn bố mẹ và liên tục nói: “Bố mẹ đừng rời đi đấy nhé”.
Nhưng thực tế là, ngay sau khi cậu bé quay lưng, bố mẹ đã lặng lẽ rời đi. Khi quay trở lại với túi đồ trên tay, không thấy bố mẹ đâu, cậu bé đã gào khóc trong buồn bã: “Đừng bỏ con lại phía sau”.
Nỗi buồn của những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau
Giống như ở trên, khi cha mẹ đi làm, con cái được gửi ở nhà, cho người khác chăm sóc… nhóm này được gọi là “Những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau”. Mặc dù những đứa trẻ này vẫn được chăm sóc, ăn uống, quần áo đầy đủ nhưng chúng rất buồn vì không thể gặp bố mẹ thường xuyên, có khi chỉ là vài lần/năm và không thể trò chuyện với bố mẹ mỗi ngày. Cha mẹ chúng sẽ luôn vội vàng về nhà và sau đó rời đi cũng vội vàng. Niềm an ủi với những đứa trẻ khi bố mẹ đi chỉ là mong chờ lần hội ngộ tiếp theo.
Nhiều cha mẹ gửi con ở quê, cho ông bà, người thân chăm sóc về cơ bản sẽ nghĩ rằng có ai đó chăm lo cho con mình chu đáo hơn để họ yên tâm ra ngoài kiếm tiền. Khi về nhà, họ sẽ mua cho con thật nhiều quần áo, đồ chơi… Nhưng điều đó không thể làm xoa dịu tổn thương của trẻ.
Những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau không được chăm sóc bởi cha mẹ ruột của chúng sẽ phát sinh những vấn đề không hề đơn giản như cha mẹ chúng nghĩ.
Rủi ro mà những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau sẽ gặp phải
Khi trẻ sống xa bố mẹ, thiếu sự giám sát của bố mẹ sẽ không thể duy trì giao tiếp tình cảm với bố mẹ, dẫn đến các vấn đề tâm lý và không được an toàn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên “Sức khỏe cộng đồng Trung Quốc” về tỷ lệ những trẻ có ý định tự tử của một tỉnh phía Tây Nam nước này: Có 3.745 trẻ em dưới 14 tuổi bị bỏ lại phía sau và có tới 12,88% trong số đó có ý định tự tử, cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ được sống cùng bố mẹ.
Những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau lo lắng về tình hình kinh tế của cha mẹ và gia đình. Chúng có suy nghĩ rằng chính mình là nguyên nhân gây ra áp lực và sự mệt mỏi kiếm tiền của cha mẹ, chúng có những áp lực tiêu cực lên tâm lý của trẻ và khiến trẻ muốn tự tử.
Không chỉ vậy, có rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới an toàn cho trẻ như việc bị xâm hại, bị bắt cóc thậm chí là bị xâm hại… khi không có bố mẹ sống cùng bởi những người thân đôi khi cũng không thể nào quan tâm trọn vẹn tới trẻ.
Cha mẹ không bảo vệ con cái, gia đình chắc chắn sẽ gặp bất hạnh. Cuộc sống có quá nhiều mối lo và không có cách nào tốt hơn việc cha mẹ phải ở bên để bảo vệ các con. (ảnh minh họa)
Cha mẹ ở cùng con cái là cách tốt nhất để bảo vệ chúng
Có lẽ, tất cả những ông bố, bà mẹ phải xa con, để con ở nhà đều rất khổ tâm. Bản thân họ cũng không làm gì khác được vì còn phải làm việc, phải bảo vệ cuộc sống, lo miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Thật khó để họ vừa kiếm tiền, vừa dành thời gian và năng lượng cho con.
Tuy nhiên, tương lai của một đứa trẻ, ở một mức độ nào đó cũng chính là tương lai của cha mẹ. Cha mẹ không bảo vệ con cái, gia đình chắc chắn sẽ gặp khó hạnh phúc. Cuộc sống có quá nhiều mối lo và không có cách nào tốt hơn việc cha mẹ phải ở bên để bảo vệ các con.