Những 'đóa hoa' xinh ở trường Mầm non Sen Thượng đua nhau ‘khoe sắc’

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Phụ nữ Việt Nam, những “đóa hoa” xinh tại trường Mầm non Sen Thượng lại đua nhau “khoe sắc”.

Phút thư giãn của các cô giáo của trường Mầm non Sen Thượng.
Phút thư giãn của các cô giáo của trường Mầm non Sen Thượng.

Đến hẹn lại lên, khi ánh nắng chói chang của mùa Hạ nhạt dần, khi tiếng ve không còn râm rang, cây phượng già không còn đốt lửa, khi trong gió thoang thoảng cái se lạnh của chớm đông, là lúc chúng ta cảm nhận được mùa Thu ùa về.

Mùa thu năm nay thật hân hoan khi chúng ta hướng đến chào mừng nhiều sự kiện lớn của quê hương đất nước. Trong niềm vui chung ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động hướng đến cái riêng của mỗi chúng ta và là cái chung của cả đất nước, Kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2023), ngày mà cả đất nước Việt Nam dành để tôn vinh người phụ nữ về những thiên chức cao quý.

"Thả dáng" bên "vườn cây của bé"...

"Thả dáng" bên "vườn cây của bé"...

Trong cuộc sống muôn màu, với bộn bề công việc, nhưng chắc hẳn không chỉ riêng ai không tồn tại trong mình một điều kỳ diệu, một thế giới huyền bí về một dòng tình cảm, một ánh sáng vô hình mà những tia sáng ấy còn trong trẻo, hiền dịu hơn cả ánh trăng, đó chính ánh sáng của tình mẫu tử thiêng liêng, là lòng chung thủy, son sắc của người vợ, hay tình tình yêu tha thiết, mặn nồng của cô gái Việt Nam…

Trải qua 93 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành, phụ nữ Việt Nam đang từng bước khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của tổ chức mình trong xã hội.

"Khoe sắc" bên bộ trang phục của người Hà Nhì...

"Khoe sắc" bên bộ trang phục của người Hà Nhì...

Ngược dòng lịch sử, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động khi phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, công việc đồng áng, với nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã sớm trở thành lực lượng lao động chính.

Bên cạnh đó, trước và sau khi Hội LHPN được thành lập, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc và phong cách riêng. Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu, chịu thương, chịu khó và đã sinh ra nhiều thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Các cô giáo thướt tha trong bộ áo cóm truyền thống của người Thái...

Các cô giáo thướt tha trong bộ áo cóm truyền thống của người Thái...

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã nói “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Tại trường Mầm non Sen Thượng (xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) các chị em phụ nữ đã đóng góp rất nhiều công sức và có nhiều thành tích xuất sắc trong nhiều lĩnh vực công tác. Những thành tích ấy đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường và ngày càng nâng cao uy tín và vị thế của ngôi trường với bề dày thành tích 14 năm thành lập Trường. Hoạt động của các chị, các cô, các em là “mắt xích” quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường.

Khép lại những cảm xúc chân thành, từ trong sâu thẳm trái tim mình, mỗi chúng ta hãy dành một vị trí trang trọng nhất để lưu giữ tình yêu, sự trân trọng, lòng biết ơn đối với người phụ nữ mình yêu thương.

Tổ chức bữa cơm ấm cúng...

Tổ chức bữa cơm ấm cúng...

Xin được dành tặng những bông hoa tươi thắm nhất với lời chúc các cô các chị, các em trong trường Mầm non Sen Thượng nói riêng và các cô các chị, các em trong 12 Trường Mầm non huyện Mường Nhé nói chung một ngày lễ ấm áp, hạnh phúc và thành đạt, luôn xứng đáng với vinh dự mà Bác Hồ đã tặng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

“Yêu người con gái Việt Nam

Anh hùng, bất khuất, đảm đang tuyệt vời

Trung hậu, đẹp xinh rạng ngời

Việc nhà, việc nước, trọn đời thuỷ chung

Thương người phụ nữ anh hùng

Dẫu bao gian khó, khốn cùng vẫn chăm

Suốt ngày, suốt tháng, quanh năm

Chồng con yên giấc mới nằm ngủ yên”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bác sĩ Nghĩa đọc tên của từng đồng đội đã hy sinh trong khoảng năm 1961 đến 30/4/1975.

Chuyện của người chiến sĩ quân y

GD&TĐ - Kể về những ngày tháng chiến đấu giữa làn đạn bom ác liệt, đôi mắt của người chiến sĩ quân y ánh lên niềm xúc động xen lẫn tự hào.