Những đồ vật dù thân đến mấy cũng tuyệt đối không dùng chung tránh rước bệnh vào người

Bạn bè chia sẻ với nhau không có gì xấu, nhưng có một số loại vật dụng thường ngày tuyệt đối bạn không nên dùng chung nếu không muốn rước bệnh vào thân.

Những đồ vật dù thân đến mấy cũng tuyệt đối không dùng chung tránh rước bệnh vào người

Tai nghe

1503156981-150268055671117-anh-2
Lỗ tai dễ lây lan vi khuẩn nhất là khi nó ẩm ướt, đổ mồ hôi, và lâu ngày không được vệ sinh. Dùng chung tai nghe có thể truyền nhiễm tụ cầu khuẩn trú ẩn trong ráy tai, gây viêm nhiễm, u nhọt…

Bạn có thể làm sạch tai nghe bằng cách sử dụng tăm bông nhúng vào lượng hydrogen peroxide vừa phải để lau. Miếng đệm có thể được khử trùng bằng cách ngâm vào dung dịch cồn. Trong những trường hợp sử dụng thường xuyên, hãy nhớ lau tai nghe ít nhất mỗi tuần 1 lần.

Lô uốn tóc

Tương tự các phụ kiện tóc, nấm và rận có thể dễ dàng lây lan qua lược, khăn trùm đầu hoặc dụng cụ uốn tóc.

Tùy thuộc vào tần suất sử dụng mà bạn nên thường xuyên rửa sạch sẽ và lau khô chúng.

Lăn khử mùi

1503156982-150268055614887-anh-4
Dù có là loại lăn khử mùi có tính kháng khuẩn thì bề mặt tiếp xúc với da vẫn có thể chứa vi khuẩn gây mùi và bạn hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm từ người khác nếu dùng chung.

Tốt nhất hãy sử dụng lăn khử mùi ngay sau khi tắm xong, lúc đó da của bạn vẫn còn khá sạch sẽ. Nếu không, trước tiên bạn hãy lau qua bằng khăn ẩm.

Son môi 

Trên thực tế, virus herpes được chia làm 2 loại là herpes type 1 gây mụn rộp ở miệng và herpes type 2 gây ra mụn rộp ở bộ phận sinh dục của con người. Tuy nhiên, cả 2 loại herpes này đều có thể lây lan thông qua trực tiếp hay gián tiếp.

Lây lan trực tiếp có nghĩa là vết xước trên da của người khỏe mạnh sẽ cọ xát với mụn rộp trên cơ thể của người bệnh, hoặc lây lan gián tiếp khi người khỏe mạnh có vết xước trên da nhưng lại dùng chung khăn tắm, chăn màn, gối, đệm và thậm chí là son môi với người bệnh.

Khi người mang virus herpes dùng son môi mà chạm vào vết mụn rộp ở trên môi, virus gây bệnh sẽ nằm lại trên thỏi son. Nếu người khỏe mạnh dùng thỏi son này mà trên môi lại có vết xước thì virus sẽ có cơ hội để thâm nhập vào trong cơ thể.

Cũng theo các chuyên gia, một người mang virus trong cơ thể nhưng không có nốt mụn rộp vẫn có thể lây virus cho người khác. Vì vậy, bạn nên tránh việc dùng chung son môi với người khác.

Dao cạo râu

kt_benh_1_soda

Với nam giới, rất nhiều người vẫn mượn hoặc dùng chung dao cạo râu với người cùng phòng. Tuy nhiên, bạn cần dừng ngay thói quen này trước khi quá muộn. Lí do là bởi khi cạo râu, da của bạn sẽ có những vết trầy xước nhỏ.

Thông qua những vết này, virus gây bệnh lây qua đường tình dục bám trên dao cạo sẽ thâm nhập vào bên trong cơ thể. Ngoài ra, nếu vết xước tiếp xúc với vết máu còn lại trên bề mặt dao cạo có thể khiến bạn mắc virus viêm gan B hoặc các bệnh khác.

Khăn

photo-4-1510805074382

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thường do các virus và vi khuẩn gây nên. Chúng sẽ phát triển mạnh trong môi trường thuận lợi, và một chiếc khăn ẩm chính là nơi lý tưởng mà chúng có thể sinh trưởng.

Ngoài các bệnh thường gặp, dùng khăn chung có thể khiến cho bạn mắc trichomoniasis. Đây là bệnh lây qua đường tình dục gây ra các triệu chứng viêm nhiễm âm đạo và ra khí hư bất thường. Điều đáng nói là trichomoniasis có thể sống trên khăn tắm trong thời gian rất dài. Vì vậy, nếu dùng khăn tắm chung với người mắc bệnh thì bạn sẽ rất bị lây nhiễm căn bệnh đáng sợ này.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.