Uống nước giúp cơ thể loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể. Uống bia có thể gây ra mùi cơ thể do chất cồn thoát qua lỗ chân lông.
Vitamin D có trong sữa chua giúp chống lại vi khuẩn trong miệng, do đó làm giảm mùi hôi miệng. Trong khi, sữa chứa choline có thể khiến mùi cơ thể khó chịu.
Uống rượu khiến cơ thể nồng nặc mùi và gây khó chịu cho người đối diện. Với nước chanh, bạn vừa giải khát vừa giải độc nhờ chất chống oxy hóa cao.
Trà thảo mộc cung cấp chất chống oxy hóa, giúp cơ thể thải độc và ít mùi hơn. Còn cà phê hoặc bất kỳ đồ uống chứa caffeine nào cũng có thể khiến hơi thở có mùi.
Ăn táo giảm hôi miệng. Trong khi đó, súp lơ chứa choline - một chất dinh dưỡng giống như vitamin B, có thể gây ra mùi hôi cơ thể.
Trái cây có múi mùi thơm, ngọt và thanh, giúp cải thiện mùi cơ thể hữu hiệu. Bí ngô chứa choline được chuyển hóa thành trimethylamine trong quá trình tiêu hóa. Tích lũy trimethylamine trong cơ thể có thể gây ra mùi khó chịu.
Tỏ, hành tây, quế đều là gia vị giúp tạo mùi vị làm thức ăn ngon hơn. Quế có mùi tươi mát và dễ chịu kéo dài. Ngược lại, tỏi và hành tây chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ được chuyển hóa và đào thải chủ yếu qua lỗ chân lông gây ra mùi cơ thể.
Cần tây giúp cơ thể giải phóng pheromone, có lợi cho hệ tiêu hóa. Axit trong măng tây khi bị phân hủy thành các hợp chất lưu huỳnh có thể mang lại mùi cơ thể không mong muốn.
Ăn thịt đỏ quá nhiều dẫn đến ung thư, cơ thể nặng nề. Ăn cá vừa có lợi cho sức khỏe, hơi thở dễ chịu hơn.
Hạt cà ri giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố gây mùi hôi ra khỏi cơ thể. Còn hạt bí ngô chứa hàm lượng choline cao, vốn là một tác nhân gây mùi cơ thể.