Những điều lý thú về trang phục của người thầy thuốc

GD&TĐ - Khi vào bệnh viện, có bao giờ bạn để ý về màu sắc trang phục của một số thầy thuốc hoặc nhân viên y tế nói chung? Đa số trang phục có màu trắng, nhưng một số lại có trang phục màu xanh.

Bác sĩ trong phòng khám bệnh luôn mặc áo blouse trắng.
Bác sĩ trong phòng khám bệnh luôn mặc áo blouse trắng.

Những người mặc đồ màu xanh đang đi vào phòng mổ. Tại sao vậy?

Lịch sử chiếc áo blouse trắng

Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật tất yếu của loài người. Thuở hồng hoang, nền y học chưa xuất hiện con người tự chữa bệnh cho mình bằng kinh nghiệm giống như một số con vật khác tự nhai cây lá khi mắc bệnh. Dần dần những kinh nghiệm chữa bệnh quý báu đó "tích lũy" vào một số người được gọi là… thầy lang hay thầy thuốc.

Thời xa xưa đó, chắc chắn không có ai quy định thầy thuốc phải mặc gì khi hành nghề. Đến thời Cụ Tổ nền y học hiện đại Hippocrate, trang phục của thầy thuốc khi hành nghề cũng không giống như chúng ta thấy bây giờ.

Nghĩa là, những người thầy thuốc thuở xưa, áo quần mặc khi khám bệnh và bốc thuốc chữa bệnh không gắn liền với màu sắc trắng hoặc xanh như hiện nay.

Ngày nay, khi nói đến các bác sĩ hay nhân viên y tế người ta nghĩ ngay đến màu trắng, cho dù đôi lúc thấy họ mặc áo quần không phải màu trắng mà là màu xanh, ngoài ra không có trang phục màu khác. Tại sao vậy ?

Theo quy định của ngành Y tế, lúc làm việc bình thường nhân viên y tế nào cũng đều mặc áo choàng (blouse) màu trắng. Riêng các bác sĩ phẫu thuật và những nhân viên y tế tham gia phục vụ - gọi chung là kíp mổ đều phải mặc áo quần màu xanh.

Thấy bác sĩ hoặc nhân viên y tế nào đi "thăm" bệnh mà mặc áo quần màu xanh, tức là họ mới từ phòng mổ ra hoặc chuẩn bị đi vào làm việc trong phòng mổ.

Những nghiên cứu chuyên sâu thời trang về lịch sử áo quần của các thầy thuốc cho thấy, cách đây hơn 100 năm, các bác sĩ Âu Mỹ thường mặc áo màu xám để tránh bị vấy bẩn.

Đồng thời họ cũng đội một chiếc mũ chóp cao như một quý ông… giàu có. Thời đó, người ta chưa biết gì về vi khuẩn, nhiễm trùng và sự lây lan.

Khoảng 100 năm trở lại đây, áo blouse trắng ra đời và trở thành nét riêng của ngành Y tế (mặc dù, nhiều… Vua đầu bếp và nhân viên chạy bàn ở các nhà hàng cũng chọn màu này!).

Bác sĩ Joseph - người Anh, được cho là thầy thuốc đầu tiên mặc áo blouse trắng khi mổ cho bệnh nhân thay cho màu xám hoặc đen sử dụng trước đó với mục đích tránh bụi bẩn và vấy máu. Từ đó, màu áo trắng dần được lan rộng trong giới hành nghề y trên phạm vi toàn cầu.

Blouse trắng giúp dễ khử khuẩn hơn.

Blouse trắng giúp dễ khử khuẩn hơn.

Quan niệm về màu trắng

Màu trắng được cho là màu của sự thuần khiết, trong sáng và tinh khôi. Một chiếc áo trắng sạch sẽ, thơm tho tôn vinh thêm vẻ đẹp cho người thầy thuốc và tạo được niềm tin tưởng ở bệnh nhân.

Về tâm lý chung, chẳng ai thích và đặt niềm tin tưởng vào một nhân viên y tế ăn mặc kém… “trắng” và lôi thôi. Màu trắng rất dễ bị vấy bẩn, buộc các nhân viên y tế phải hết sức cẩn thận để luôn luôn được… trắng.

Sự cẩn thận đó rất cần cho công việc chăm sóc bệnh nhân. Khi vi khuẩn và hiện tượng nhiễm trùng được khám phá, màu trắng giúp dễ kiểm soát việc giặt giũ và khử trùng nhằm tránh sự lây nhiễm.

Ảo giác và sự hóa giải

Blouse trắng giúp dễ khử khuẩn hơn.

Blouse trắng giúp dễ khử khuẩn hơn.

Thầy thuốc khám bệnh thông thường tại các phòng khám hay bệnh phòng khác với người thầy thuốc trong tâm thế bước vào phòng mổ và đối diện với màu đỏ của máu.

Tính chất công việc ở trong phòng mổ thường nghiêm trọng hơn và tuân theo những quy định cũng nghiêm ngặt hơn. Trạng thái tâm lý của bệnh nhân khi vào phòng mổ cũng căng thẳng hơn khi còn nằm ở ngoài phòng mổ.

Việc lựa chọn màu xanh giúp làm cho dịu mắt và êm dịu thần kinh không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho cả những nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ trong phòng mổ. Màu xanh được cho là màu của hy vọng. Niềm hy vọng về một cuộc mổ thành công, tốt đẹp như mong đợi của bệnh nhân, thầy thuốc và người nhà.

Về mặt khoa học mà nói, trong quá trình phẫu thuật, các phẫu thuật viên thường đứng sát cạnh nhau, nhìn vào nhau và trao dụng cụ qua lại. Màu xanh giúp mắt điều tiết tốt hơn những màu khác.

Hơn thế nữa, màu xanh không tạo ra hiện tượng ảo giác về màu sắc khi các phẫu thuật viên liên tục nhìn vào khu vực phẫu thuật toàn là màu đỏ của máu.

Điều này có thể được kiểm chứng đơn giản bằng cách: Trên nền giấy trắng, vẽ một hình tròn đường kính 1cm. Tô đỏ cả hình tròn. Vẽ một chấm đen ở giữa hình tròn đó.

Cách hình tròn vài cm, vẽ một chấm đen. Rồi tập trung nhìn vào chấm đen trong hình tròn khoảng 30 giây. Sau đó, nhìn ngay qua chấm đen kia sẽ thấy hiện tượng ảo giác xuất hiện.

Điều gì đã xảy ra? Một cái vòng tròn có nền xanh lá cây hoặc xanh biển làm nền cho chấm đen này, chứ không phải là màu trắng của giấy! Thí nghiệm nhỏ này thật bất ngờ và thú vị chứng minh màu sắc gây ảo giác như thế nào.

Các phẫu thuật viên nhìn lâu vào màu đỏ của máu, rồi nhìn ra bên ngoài cũng xuất hiện hiện tượng tương tự như thí nghiệm trên. Trang phục màu xanh sẽ giúp khắc chế hiện tượng này.

Ở nhiều bệnh viện, màu tường của phòng phẫu thuật cũng được sơn màu xanh nhạt. Mắt nhìn lâu vào màu đỏ rất khó chịu, căng thẳng thần kinh và mệt mỏi.

Màu xanh không chỉ giúp mắt bớt khó chịu, đỡ mệt mỏi, nhìn rõ, mà còn giúp cho thần kinh đỡ căng thẳng, tập trung tốt hơn cho phẫu thuật.

Đó là lý do tại sao thầy thuốc này trang phục màu trắng, thầy thuốc kia trang phục màu xanh hoặc cũng là người thầy thuốc đó, nhưng khi lại mặc áo trắng, lúc thì lại… xanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.