Những điều đặc biệt về nhạc sỹ An Thuyên

Người nhạc sĩ tài hoa từng bộc bạch: “Cả đời tôi mê đắm phụ nữ, vì không yêu, không bay bổng sao viết hay được?”.

Những điều đặc biệt về nhạc sỹ An Thuyên

Thông tin cha đẻ của ca khúc Ca dao em và tôi đột ngột qua đời vào chiều qua 3/7 do nhồi máu cơ tim khiến công chúng bàng hoàng, tiếc thương. Sự ra đi của ông là mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. 

Cả cuộc đời mình, nhạc sĩ An Thuyên đã cống hiến cho người yêu nhạc gia tài đồ sộ các ca khúc viết về tình yêu với quê hương đất nước, rất nhiều trong số đó đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ khán giả.

Người con của mảnh đất dân ca

Nhạc sĩ An Thuyên tên đầy đủ là Nguyễn An Thuyên, ông sinh năm 1949 tại làng Kẻ Đáy, thôn Quỳnh Kim, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nói về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nhạc sĩ từng kể: "Đó là một miền quê nghèo khó, cuộc sống mẹ cha lam lũ, tuổi thơ ngày ngày ăn cơm độn khoai, mà khoai vốn thường nhiều hơn cơm".

Thế nhưng ít ai biết, chính vùng quê nghèo khó ấy đã nuôi dưỡng nên niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật của cậu bé An Thuyên ngày nào. Từ những bài dân ca quen thuộc, những điệu ví câu hò đặc trưng của mảnh đất miền Trung đều đã ăn sâu và tiềm thức của người nhạc sĩ.

Nhạc sĩ An Thuyên bắt đầu công tác ở Ty Văn hóa Nghệ An từ năm 1967, tại đây, ông cùng các đồng nghiệp trực tiếp tham gia vào công việc ghi chép, sưu tầm các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh.

Từ năm 1990, ông là Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa 5. Đặc biệt, An Thuyên cũng là nhạc sĩ đầu tiên được phong hàm tướng.

Nhạc sĩ của những ca khúc về quê hương, đất nước

Nhung dieu dac biet ve nhac sy An Thuyen

Tên tuổi ông gắn liền với những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Năm 1972, An Thuyên cho ra đời nhạc phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của mình với tên gọi Em chọn lối này. Ngay cả với các ca khúc sau này, người ta nhận thấy rằng các sáng tác của ông đa phần đều mang đậm âm hưởng dân ca xứ Nghệ.

Trong thế giới âm nhạc của An Thuyên, ông luôn cố gắng mang cái sự đẹp đẽ, nên thơ của tình yêu gia đình, tình yêu trai gái, tình yêu dành cho quê hương đất nước vào trong các sáng tác của mình. 

Nổi bật trong số đó có thể kể tới: Huế thương, Chiều sông Thương, Hà Nội tình yêu tôi, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Thơ tình của núi, hay Ca dao em và tôi, Neo đậu bến quê,...

Bên cạnh đó, tên tuổi của nhạc sĩ An Thuyền còn gắn liền với những ca khúc nổi tiếng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu ai đó từng một lần nghe qua Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác được nhạc sĩ sáng tác khi ông mới 24 tuổi hẳn cũng sẽ có chung niềm cảm xúc tự hào, xót thương đã được An Thuyên gửi gắm vào từng lời ca, câu hát.

Năm 2007, nhạc sĩ An Thuyên được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho những cống hiến lớn lao của ông trong suốt gần 40 năm qua.

Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam như Giải Nhì với bài Chín bậc tình yêu (1992), giải Nhất với bài Bài ca người tình báo (2000), Giải Nhất với bài Đi tìm bóng núi (2004), giải Nhì hợp xướng Chào Việt Nam thênh thang mùa xuân (2004).

Tấm gương sáng của thế hệ đi trước

Được coi là một trong những nhạc sĩ gạo cội đi trước của làng nhạc Việt Nam, An Thuyên luôn chú tâm theo dõi, bồi dưỡng, dành nhiều tâm huyết quan tâm đến những ca sĩ thế hệ sau này.

Nữ ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, một người học trò đã thành danh cũng từ Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội chia sẻ: “Con đường nghệ thuật của tôi bắt đầu từ thầy An Thuyên, nếu không có thầy sẽ chẳng có ai phát hiện ra cô gái nhỏ Quảng Ninh này. 

Thầy thương tôi như con gái và luôn gọi tôi là bông hoa Quỳnh Hương. Tôi vẫn nói hồi còn là sinh viên rằng tôi sẽ cố gắng phấn đấu sau này sẽ nuôi thầy nhưng có bao giờ tôi làm được điều đó“.

Chính sự động viên, dìu dắt của vị nhạc sĩ già đã giúp không biết bao nhiêu lứa ca sĩ trẻ có được động lực để bước đi tiếp trên con đường ca hát vốn đầy khó khăn và thử thách.

“Cả đời tôi mê đắm phụ nữ”

Về đời tư, có thể nói nhạc sĩ An Thuyền có cuộc sống khá viên mãn so với những nhạc sĩ cùng thời. Ông có một gia đình hạnh phúc cùng 2 con và vợ là đạo diễn, nghệ sĩ Ngô Huyền Lâm. 

Người nhạc sĩ tài hoa từng bộc bạch với công chúng rằng: “Cả đời tôi mê đắm phụ nữ, vì không yêu, không bay bổng sao viết hay được?”.

Hai người con của An Thuyên là nhạc sĩ An Hiếu và ca sĩ/BTV Bông Mai cũng đã bước đầu gặt hái được nhiều thành công trên con đường nghệ thuật của mình.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.