Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng

GD&TĐ - Phát biểu tại hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT năm 2017 được tổ chức ngày 14/7 tại TP Đà Nẵng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đi sâu phân tích việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp của các địa phương trong cả nước năm học vừa qua.

Toàn cảnh hội nghị Giám đốc sở GD&ĐT năm 2017
Toàn cảnh hội nghị Giám đốc sở GD&ĐT năm 2017
Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 1Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 2Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 3Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 4Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 5Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 6Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 7Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 8Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 9Những điểm sáng giáo dục phải được nhân rộng ảnh 10

Nhiều địa phương đã có điểm sáng giáo dục

Bộ trưởng đã chỉ ra những điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh GD&ĐT hiện nay và biểu dương những địa phương có điểm sáng giáo dục trong năm học vừa qua. Đồng thời yêu cầu điểm sáng ở các địa phương cần phải được đúc rút kinh nghiệm thành công,  nhân rộng cách làm trong thực hiện nhiệm vụ năm tới.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng nhiều mặt công tác, nhiệm vụ năm học chưa được triển khai thực sự theo yêu cầu, mục tiêu đề ra. Theo Bộ trưởng, đây là những mảng tối xen kẽ những mặt đạt được của giáo dục cả nước năm học vừa qua mà trong thời gian tới, khi bước vào năm học mới 2017 -2018, toàn ngành và các địa phương trong cả nước phải nỗ lực khắc phục.

Bộ trưởng cũng đã thẳng thắn chỉ ra trong thực hiện 5 giải pháp cơ bản, nhiều địa phương đã có những tích cực, đổi mới thực hiện. Theo Bộ trưởng, cả nước đã hoàn thành công tác đổi mới thi, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là một điểm sáng, được phối hợp tổ chức nhịp nhàng từ T.Ư đến các địa phương, là thành công lớn của ngành trong năm học. Bộ trưởng lưu ý các Sở GD&ĐT phải chủ động, sáng tạo thực hiện theo tinh thần đơn giản, giảm nhẹ gánh nặng cho học sinh và nhà trường.

Công tác truyền thông cũng là điểm sáng trong năm học vừa qua, đã làm xã hội hiểu và đồng thuận, ủng hộ rất mạnh mẽ với ngành. Tuy nhiên so với yêu cầu phải cố gắng nhiều hơn nữa; ”Các địa phương phải có chiến lược truyền thông trong từng việc, nhiệm vụ cụ thể” - Bộ trưởng giao nhiệm vụ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến công tác tham mưu với chính quyền về nhiệm vụ giáo dục; công tác tham mưu của các Sở GD&ĐT là đặc biệt quan trọng để tranh thủ các nguồn lực của tỉnh dành cho phát triển sự nghiệp Giáo dục ở địa phương mình. Làm tốt công tác tham mưu sẽ tranh thủ được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Thực tế cho thấy ở địa phương nào có sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, việc thực hiện những nhiệm vụ trên đây đã có những thành tựu, điểm sáng...

Tạo đà cho năm học mới

Tại hội nghị, ý kiến tham luận của các Giám đốc Sở đã nêu bật việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp cơ bản của năm học đã tạo đà cho các mặt của giáo dục tỉnh khởi sắc, phát triển và thành công.

Ông Lê Xuân Trường- Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hải phòng cho rằng: Chúng tôi thực sự bất ngờ về những đổi mới trong truyền thông, công tác truyền thông của Bộ GD&ĐT và cơ quan báo chí của ngành. Các kênh thông tin đã thực sự trở thành “tai, mắt” giúp cho Bộ trưởng, Bộ GD&ĐT trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành. Theo đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ  đã sát sao làm việc, tháo gỡ với từng địa phương. Tại thành phố Hải Phòng, sau buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với thành phố Hải Phòng thì Thành ủy đã có sự chỉ đạo ngay với ngành GD&ĐT.

Trong thời gian qua, Bộ trưởng và Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học. Ở Hải Phòng cũng đã có định hướng, kế hoạch, thực hiện rất cụ thể và tiến tới xây dựng ứng dụng CNTT theo lối quản lý công thông tin điện tử. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý và cán bộ chuyện môn cũng được Hải Phòng đặc biệt quan tâm. Đổi mới triển khai giao quyền tự chủ cho cơ sở, phòng GD&ĐT, trường học.

Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh: Báo cáo tại hội nghị đã đánh giá sát sao và cụ thể nhằm giúp các địa phương rút ra được những kinh nghiệm, bài học trong việc triển khai thực hiện nhóm nhiệm vụ và các giải pháp. Ngay khi kết thúc năm học 2016-2017, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có sự chủ động báo cáo tình hình hoạt động của ngành với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đã được các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh rất chia sẻ và đồng tình hưởng ứng.

Nêu vấn đề kiến nghị với Bộ GD&ĐT, ông Bùi Trọng Đắc bày tỏ: Việc thực hiện bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cần rất nhiều kinh phí thực hiện, trong đó có nguồn kinh phí của địa phương; chính vì vậy Bộ GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để bố trí kinh phí thực hiện và để có cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với chính quyền địa phương trong việc tổ chức, huy động nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.

Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho biết: Trong năm học qua khi thực hiện các nhiệm vụ năm học, Thừa Thiên Huế có rất nhiều thuận lợi từ sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ tỉnh. Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo, hướng dẫn rất cụ thể trong quá trình thực hiện. Theo đó, Sở GD&ĐT đã có nhiều tham mưu với tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nhiều đề án, chương trình GD&ĐT có hiệu quả.

Theo ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh – Để nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2017-2018, Bộ cần rà soát thật kỹ tình hình thực hiện năm vừa qua nhằm có những giải pháp điều hành, chỉ đạo hiệu quả hơn. ”Trong năm học 2016 -2017, chúng tôi thật sự rất phấn khởi trước những định hướng của Bộ GD&ĐT về xây dựng Luật nhà giáo, cơ chế tự chủ...Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cần quan tâm đến công tác Tài chính và Nội vụ, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay. 

Ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội nhận định: Năm học 2016 – 2017, Bộ GD&ĐT ban hành 9 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp rất cụ thể đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các địa phương trong thực hiện và đánh giá kết quả. Kết thúc năm học 2016-2017, GD&ĐT thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực. Trong đó, việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức tuyển sinh trực tuyến đã được Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện rất tốt. Tất cả mọi thông tin đều được kết nối và đưa vào một đầu mối chung, tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc quản lý, điều hành và tổ chức. Học sinh, phụ huynh có thể ngồi tại nhà nhưng đều có thể biết mọi thông tin cần thiết...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ