Những điểm nhấn đáng tự hào của ngành Giáo dục Hà Nội năm 2021

GD&TĐ - Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, toàn ngành Giáo dục Thủ đô đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ và tự hào trong năm 2021.

Hà Nội vẫn đang nỗ lực để tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học, thích ứng với dịch bệnh Covid-19.
Hà Nội vẫn đang nỗ lực để tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học, thích ứng với dịch bệnh Covid-19.

Những kết quả đáng tự hào

Ngày 12/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trực tuyến về công tác thi đua cụm thi đua số 1 gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ.

Phát biểu tại đây, TS. Trần Thế Cương – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, toàn ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đã nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Trong đó có thể tóm lược thành một số điểm nhấn quan trọng.

Thứ nhất, quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng. Hiện nay toàn thành phố có 2.835 trường học với hơn 2,2 triệu học sinh ở các cấp. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục công lập là 2.237 trường với 1,8 triệu học sinh.

Theo Chương trình 06 của Thành ủy, TP Hà Nội sẽ dành 2.500 tỷ đồng để tập trung đầu tư xây dựng 5 trường liên cấp (Tiểu học, THCS, THPT) ở cửa ngõ Thủ đô có quy mô từ 5 hecta trở lên, được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại ngang tầm các quốc gia trong khu vực. Thời điểm này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổng hợp tất cả các quận/huyện thì có 7 mô hình trường học, vượt 2 trường so với dự kiến. Nguồn kinh phí đầu tư sẽ từ ngân sách của thành phố cùng nguồn xã hội hóa.

Thứ hai, ngành giáo dục đã báo cáo, đề xuất với lãnh đạo thành phố và HĐND thành phố thông qua 8 nghị quyết liên quan đến giáo dục đào tạo. Trong đó có các cơ chế chính sách với học sinh các cấp học cũng như đời sống của nhà giáo, người lao động trong các cơ sở giáo dục.

Thứ ba, học sinh Thủ đô tiếp tục giành giải cao trong các cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế. Dấu ấn nổi bật trong năm 2021 là kết quả đặc biệt xuất sắc của học sinh trong các kỳ thi Olympic quốc tế. Trong đó có tổng số 5 Huy chương Vàng (1 Toán, 2 Vật lý, 2 Hóa học).

Tất cả các kỳ thi do Bộ GD&ĐT chỉ đạo, phân công cho học sinh Hà Nội thay mặt cho học sinh cả nước tham dự như kỳ thi Olympic trong khu vực cũng như quốc tế thì đều đạt giải cao.

Hoạt động dạy học online thông qua những video bài dạy của giáo viên giúp học sinh hứng thú hơn với việc học.
Hoạt động dạy học online thông qua những video bài dạy của giáo viên giúp học sinh hứng thú hơn với việc học. 

Thứ tư, thường xuyên phát động phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”. Phong trào thi đua đặc biệt cho năm học 2021-2022 với chủ đề “Toàn ngành giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”.

Toàn ngành giáo dục Thủ đô đã và đang quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch cũng như dạy học linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh để đảm bảo chương trình năm học.

Cũng theo đại diện ngành giáo dục Hà Nội, đây vẫn đang là địa phương dẫn đầu cả nước về tổ chức chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Theo thống kê, trong năm 2021, Thủ đô Hà Nội có khoảng 10 nghìn em thiếu thiết bị học trực tuyến. Qua quá trình phát động và thực hiện chương trình này, đến nay đa số các em đã được hỗ trợ thiết bị cần thiết như điện thoại thông minh, máy tính bảng, sim 4G để phục vụ học online.

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Theo Giám đốc Trần Thế Cương, trong thời gian tới, ngành giáo dục Hà Nội sẽ phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như cả nước.

Học sinh tiểu học vẫn đang phải học trực tuyến qua internet tại nhà mà chưa thể tới trường học trực tiếp vì dịch bệnh.
Học sinh tiểu học vẫn đang phải học trực tuyến qua internet tại nhà mà chưa thể tới trường học trực tiếp vì dịch bệnh. 

Thứ nữa, cần đẩy mạnh đổi mới trong quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên. Không ngừng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Phát triển đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo gắn với đổi mới trong công tác quản lý dạy và học. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm chấn chỉnh các sai phạm (nếu có) trong hoạt động giáo dục. Kiểm tra, đánh giá với tinh thần học thật, thi thật như hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

"Hà Nội đã trải qua 6 lần tổ chức biểu dương các nhà giáo tâm huyết sáng tạo. Đây là chương trình mang lại hiệu quả tích cực, tạo không khí động viên tinh thần dạy và học, nhất là các giáo viên đã có được sự khích lệ, tôn vinh xứng đáng hàng năm. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tuyển sinh vào các lớp đầu cấp gồm mầm non, lớp 1, lớp 6 bằng hình thức trực tuyến. Trong bối cảnh dịch bệnh thì mô hình này càng phát huy hiệu quả, phụ huynh học sinh rất đồng tình và thực hiện", ông Cương nhấn mạnh.    

Ngoài ra, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt trong quá trình thực hiện chương trình; triển khai nội dung dựa theo chuẩn đầu ra và yêu cầu cốt lõi của quá trình học tập. Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng văn hóa học đường và triển khai công tác giáo dục thể chất, y tế học đường đảm bảo an toàn trong trường học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.