Những dấu hiệu trẻ bị biếng ăn sinh lý và cách xử trí

GD&TĐ - Biếng ăn sinh lý ở trẻ đôi khi khiến cha mẹ lo lắng, o ép gây phản tác dụng. Vậy nên làm gì để kích thích trẻ ăn ngon miệng và thích thú khi đến bữa ăn?

Biếng ăn sinh lý không phải tình trạng nguy hiểm
Biếng ăn sinh lý không phải tình trạng nguy hiểm

 Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài. Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, khi nhìn thấy thức ăn thì lại khóc và nũng nịu. Trẻ không có cảm giác đói, cảm giác thèm ăn khi đến giờ ăn, thậm chí bỏ ăn.

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra đột ngột. Trẻ lười ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường trong một khoảng thời gian, có thể khoảng 1, 2 ngày hoặc kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo giai đoạn. Biếng ăn sinh lý thường xảy ra giữa cái giai đoạn phát triển của trẻ, thay đổi về tâm sinh lý (như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói).

Giai đoạn biết lẫy trẻ có thể chán ăn
Giai đoạn biết lẫy trẻ có thể chán ăn

Phân biệt biếng ăn sinh lý, biếng ăn do bệnh lý và biếng ăn tâm lý

Biếng ăn sinh lý

Trẻ biếng ăn sinh lý thường chán ăn dù mẹ đã chịu khó thay đổi món ăn, chế biến những món ăn trước kia bé thích. Bé dù không mắc bất kỳ bệnh lý nào, vẫn vui chơi bình thường nhưng vẫn lười ăn. Khi gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý sức khỏe của trẻ gần như không bị ảnh hưởng, trẻ vẫn vui chơi như bình thường. Chiều cao, cân nặng vẫn duy trì ở mức ổn định hoặc có thể sút nhẹ một chút. 

Kết thúc giai đoạn khủng hoảng, trẻ học được thêm kĩ năng mới và ăn uống bình thường trở lại. Trẻ sẽ trải qua nhiều đợt biếng ăn sinh lý trong suốt quá trình phát triển.

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do bệnh lý là khi trẻ đang mắc bệnh nào đó khiến trẻ mệt mỏi, khó khăn khi nhai và nuốt: 
  • Khi bị viêm amidan, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt, mọc răng, tưa lưỡi, trẻ rất ngại nhai, nuốt, dẫn tới chán ăn.
  • Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ biếng ăn đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ. Rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến trẻ chậm lớn, sụt cân. 
  • Khi bị các bệnh đường hô hấp, các bé dễ bị ho, sốt, mệt mỏi. Mộ số trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: giun, sán cũng gây biếng ăn ở trẻ.
Khi bị bệnh viêm đường hô hấp, trẻ biếng ăn kèm ho sốt
Khi bị bệnh viêm đường hô hấp, trẻ biếng ăn kèm ho sốt

Biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý xảy ra do sai lầm của bố mẹ khi rèn luyện thói quen ăn cho con. Trẻ bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như: phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, bị quát mắng trong bữa ăn. Việc thay đổi môi trường đột ngột như chuyển trường, thay đổi người chăm sóc cũng có thể khiến bé bị biếng ăn tâm lý. 

Cách xử lý khi trẻ biếng ăn sinh lý

Khi bị biếng ăn sinh lý, trẻ cần thời gian để thích nghi với những thay đổi trong cơ thể, chính vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng mà thúc ép trẻ ăn uống khiến trẻ sợ hãi, có thể chuyển biến thành biếng ăn tâm lý. Cha mẹ có thể giúp con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng bằng một số mẹo nhỏ sau đây: 
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn: Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa hơn trong ngày với khẩu phẩn ít hơn. Mỗi lần cho trẻ ăn một chút sẽ dễ tiêu hóa và không khiến trẻ chán nản, sợ hãi thức ăn.
  • Trang trí món ăn đẹp mắt: Trẻ giai đoạn này thường tò mò với những thứ mới lạ. Việc trang trí món ăn đa dạng, nhiều màu sắc sẽ kích thích sự tìm tòi, khám phá của con.
Món ăn đẹp mắt sẽ kích thích trẻ ăn hơn
Món ăn đẹp mắt sẽ kích thích trẻ ăn hơn
  • Tăng lượng sữa và các bữa ăn phụ: Nếu bé không ăn nhiều trong bữa chính, bạn nên cho con ăn các bữa phụ. Nếu bé lười uống sữa, mẹ có thể cho con ăn phô mai, sữa chua…
  • Bổ sung men vi sinh: Bổ sung lợi khuẩn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. 

Cha mẹ nên chọn lựa dạng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn bền trong môi trường acid dạ dày để sản phẩm phát huy được tối đa hiệu quả.

 Men vi sinh Bio Vigor

Những dấu hiệu trẻ bị biếng ăn sinh lý và cách xử trí ảnh 4

Giúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ tái lập hệ vi sinh đường ruột.

Dùng cho:

- Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

- Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày. 

- Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn. 

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689

GPQC: 01346/2019/ATTP-XNQC

01681/2019/ATTP-XNQC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.