Những “cú phốt” trong giới chính trị gia thế giới

GD&TĐ - Những vụ bê bối chính trị cũng có lịch sử lâu đời như bản thân chính trị. Tình dục, lòng tham và tầm quan trọng của các cá nhân thường đi đôi với quyền lực, tiền bạc và chủ nghĩa thân hữu, khiến nhiều chính trị gia đi lạc con đường chính nghĩa. Khi các chi tiết bẩn xuất hiện, các cử tri nổi giận, những danh hài có thêm đất diễn trò và các chính trị gia đỏ mặt.

Bộ trưởng Nội vụ Albert B. Fall
Bộ trưởng Nội vụ Albert B. Fall

Một số vụ bê bối, chẳng hạn như ngoại tình, chỉ mang tính cá nhân - những điều này có thể chỉ gây bối rối cho các bên liên quan. Một số vụ khác liên quan đến những quyết định sai lầm hoặc lạm dụng quyền lực ở cấp cao nhất. Những vụ bê bối này có thể làm tê liệt cả sự nghiệp hứa hẹn nhất.

Vụ bê bối Tellow Dome

Vụ bê bối Tellow Dome là vụ bê bối lớn nhất trong số nhiều vụ bê bối ở Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống của Warren Harding. Tellow Dome là một mỏ dầu nằm trên vùng đất công ở bang dành riêng cho Hải quân Mỹ. Các công ty dầu mỏ và các chính trị gia tuyên bố dự trữ là không cần thiết và một mình các công ty dầu mỏ có thể cung cấp cho Hải quân trong trường hợp thiếu hụt.

Bộ trưởng Nội vụ Albert B. Fall đã cho phép khoan trữ lượng dầu ở Elk Hills thuộc miền Trung Nam California và trên vùng đồng bằng cao nguyên trung tâm bang Utah gần một hệ thống đá hình ấm trà. Trong thời chính quyền của Roosevelt, Taft và Wilson, những vùng đất này đều được bảo vệ về mặt pháp lý.

Gifford Pinchot, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Theodore Roosevelt, cha đẻ của chủ nghĩa môi trường hiện đại, đã thúc đẩy Đảng Dân chủ và các Thượng nghị sĩ tiến bộ vào một cuộc điều tra. Thượng viện và cuộc điều tra pháp lý kỹ lưỡng đã Bộ trưởng Albert B. Fall và những người liên quan đến các thỏa thuận khai thác dầu, gồm nhà tiên phong của ngành công nghiệp dầu mỏ Harry Sinclair và Edward Doheny.

Các điều tra cho thấy năm 1922, Bộ trưởng Nội vụ Albert B. Fall đã chấp nhận 404.000 USD quà tặng và các khoản cho vay từ các giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ để đổi lấy việc cho thuê quyền sử dụng dầu tại Tellow Dome cho Mammoth Oil và Pan American Oil mà không yêu cầu chào giá cạnh tranh. Các hợp đồng thuê là hợp pháp, nhưng những món quà thì không.

Những nỗ lực của Fall để giữ bí mật những món quà đã thất bại. Ngày 14/ 4/ 1922, Tạp chí Phố Wall đã tiết lộ những khoản hối lộ. Fall đã phủ nhận các cáo buộc, nhưng khi một trong những giám đốc điều hành của công ty dầu khí tiết lộ rằng ông đã cho thư ký một khoản vay không lãi suất 100.000 đô la thì cái gì phải đến đã đến.

Đây là bê bối chưa từng có trước khi diễn ra các vụ Watergate và Clinton-Lewinsky. Các phiên điều trần và xét xử Tellow Dome, với những nhân vật “khét tiếng” trong giới chính trị gia, những sự kiện bất chính và những tiết lộ không phù hợp đã trở thành tiêu đề trong suốt một thập kỷ. Theo thủ tục, các cuộc điều tra Tellow Dome là một bước ngoặt trong việc sử dụng quyền lực của quốc hội và công tố đặc biệt.

Năm 1927, Tòa án Tối cao phán quyết rằng các hợp đồng thuê dầu đã thu được bất hợp pháp và Hải quân Hoa Kỳ đã giành lại quyền kiểm soát Tellow Dome và các khu trữ dầu khác. Fall bị kết tội hối lộ vào năm 1929, bị phạt 100.000 USD và bị kết án một năm tù. Ông là thành viên nội các đầu tiên bị cầm tù vì hành động của mình khi còn tại chức.

Tổng thống Harding không hay biết về vụ bê bối vào thời điểm ông qua đời năm 1923, nhưng nó đã góp phần khiến chính quyền của ông bị coi là một trong những chính quyền tham nhũng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ