Những con số giật mình SIPRI vừa công bố

GD&TĐ -Cuộc chiến ủy nhiệm của NATO ở Ukraine đã trở thành nơi thử nghiệm cho các nhà sản xuất vũ khí từ khắp nơi trên thế giới.

Pháo tự hành Msta-S Nga.
Pháo tự hành Msta-S Nga.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, xung đột Ukraine đã thúc đẩy các nhà thầu quốc phòng ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Doanh nghiệp Nga KB Mashinostroyeniya – một phần của Tổ hợp Tổ hợp Chính xác Cao thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec đã tăng cường sản xuất một số loại vũ khí của mình lên tới 2,5 lần kể từ năm 2022.

KB Mashinostroyeniya nổi tiếng với hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động 9K720 Iskander (NATO định danh là SS-26 Stone), một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn tiên tiến.

Các nhà sản xuất Javelin, HIMARS và Hệ thống tên lửa phóng đa hướng (GMLRS) của Mỹ đang chạy đua với thời gian để sản xuất nhiều vũ khí hơn khi Ukraine đốt cháy những vũ khí này nhanh hơn khả năng sản xuất của Mỹ.

Theo báo chí phương Tây, các nhà sản xuất vũ khí châu Âu đang cố gắng bắt kịp khi cơ sở công nghiệp của Lục địa già "vẫn còn trong tình trạng lạc hậu" sau nhiều thập kỷ không được đầu tư.

SIPRI đã gọi tên năm quốc gia hàng đầu thế giới trong sản xuất vũ khí.

Quốc gia nào là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất?

Nhiều quốc gia trên thế giới sản xuất vũ khí xuất sắc, nhưng năm nhà sản xuất hàng đầu dẫn đầu thị trường vũ khí toàn cầu là:

1. Mỹ

2. Nga

3. Pháp

4. Trung Quốc

5. Đức

Ngành công nghiệp vũ khí Mỹ lớn như thế nào?

Theo SIPRI, Mỹ đứng đầu danh sách các nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Quốc gia này tự hào có thị phần 40% trong xuất khẩu vũ khí quốc tế từ năm 2018 đến năm 2022, tăng từ 33% trong 5 năm trước. Nhìn chung, Mỹ đã cung cấp vũ khí cho 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn một nửa số quốc gia trên hành tinh.

SIPRI cho biết thêm, tổng cộng 41% xuất khẩu vũ khí của Mỹ đến Trung Đông trong năm 2018–2022. Hiện Trung Đông là khu vực nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Mỹ. Saudi Arabia chiếm 19% xuất khẩu vũ khí của Mỹ, Qatar 6,7%, Kuwait 4,8% và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) 4,4%.

Châu Á và Châu Đại Dương chiếm 32% tổng xuất khẩu vũ khí của Mỹ. Trong đó Nhật Bản (8,6%), Úc (8,4%) và Hàn Quốc (6,5%). Cùng với đó đã có khoảng 23% xuất khẩu vũ khí của Mỹ là sang châu Âu, chủ yếu là sang các đối tác NATO của Washington, Anh (4,6%), Hà Lan (4,4%) và Na Uy (4,2%).

Kể từ năm 2022, khối lượng vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine đã tăng mạnh.

Những nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Mỹ hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc xuất khẩu vũ khí của quốc gia này là: Tập đoàn Lockheed Martin, Tập đoàn công nghệ Raytheon, Công ty Boeing, Tập đoàn Northrop Grumman.

Nga sản xuất vũ khí gì?

Nga đứng thứ hai với 16% thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Trong năm 2018-2022, Nga đã giao vũ khí lớn cho 47 quốc gia.

Châu Á và Châu Đại Dương chiếm 65% tổng xuất khẩu vũ khí của Nga, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu khu vực chính của Nga; Các quốc gia Trung Đông nhận được 17%; và Châu Phi được 12%.

Theo SIPRI, từ năm 2018 đến năm 2022, gần 2/3 số vũ khí của Nga được chuyển đến Ấn Độ (31%), Trung Quốc (23%) và Ai Cập (9,3%). Ấn Độ vẫn là khách hàng lớn nhất của Nga.

Theo các nhà quan sát quốc tế, máy bay chiến đấu và trực thăng chiến đấu của Nga là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia kể từ năm 1992. Trong năm 2018–22022, máy bay chiến đấu tối tân của Nga chiếm 40% xuất khẩu vũ khí của đất nước.

Trong số đó có các máy bay chiến đấu thế hệ 4++ như Su-30 với nhiều cải tiến khác nhau; máy bay tiền tuyến đa chức năng MiG-29; trực thăng vận tải quân sự Mi-17V-5/Mi-171Sh; trực thăng vận tải/tấn công Mi-35M; trực thăng đa năng hạng nhẹ Ka-226T; cũng như trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26.

Các nhà quan sát phương Tây thừa nhận rằng Nga cũng là nhà cung cấp hàng đầu thế giới các loại vũ khí như súng trường tấn công Kalashnikov, pháo kéo (D-30), pháo tự hành (2S1 Gvozdika và 2S19 Msta), bệ phóng rocket đa nòng tự hành như BM-27 Uragan và BM-30 Smerch, và xe bọc thép chở quân như BMP-3 và BTR-70.

Khi nói đến khả năng phòng không, S-300 và S-400 của Nga vẫn không có đối thủ nào sánh kịp.

Danh sách 6 nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Nga xét về tổng doanh thu cao nhất bao gồm: United Aircraft Corporation (máy bay cánh cố định); United Shipbuilding Corporation (tàu ngầm, tàu hộ tống, khinh hạm, tàu sân bay); Tập đoàn tên lửa chiến thuật (tên lửa phòng không và hải quân); United Engine Corporation (hàng không quân sự, động cơ tên lửa và động cơ tua-bin khí hàng hải); và Uralvagonzavod (xe tăng chiến đấu chủ lực).

Công nghiệp quốc phòng Pháp

Pháp là một nhà sản xuất vũ khí trưởng thành và được cho là đang thách thức Nga với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai sau Mỹ. Theo một số ước tính, vào cuối năm 2022, Pháp có nhiều vũ khí được đặt hàng xuất khẩu hơn Nga.

Trong khi đó, trong giai đoạn 2018-2022, Pháp chiếm 11% tổng xuất khẩu vũ khí toàn cầu, cao hơn 44% so với giai đoạn 2013-2017. Phần lớn vũ khí của Pháp được chuyển đến Châu Á và Châu Đại Dương (44%) và Trung Đông (34%).

Nói chung, Pháp đã giao vũ khí cho 62 quốc gia từ năm 2018 đến năm 2022, với ba quốc gia nhận nhiều nhất là Ấn Độ, Qatar và Ai Cập. Cùng nhau, cả ba đã chiếm tới 55% xuất khẩu vũ khí của Pháp.

Trong số đó, Ấn Độ nổi lên là khách hàng quân sự lớn nhất của Pháp trong giai đoạn đã chọn. Ngoài ra, vào năm 2022, Pháp đã ký một thỏa thuận với Indonesia về việc cung cấp 42 máy bay chiến đấu.

Sự gia tăng liên tục trong xuất khẩu vũ khí của Pháp chủ yếu là do doanh số bán máy bay chiến đấu Dassault Rafale do Dassault Aviation sản xuất. Máy bay chiến đấu Rafale chủ yếu đến Ấn Độ, Qatar và Ai Cập trong năm 2018-2022.

Công ty thứ hai góp phần vào sự gia tăng doanh số bán vũ khí của Pháp trong vài năm qua là Tập đoàn Hải quân, một tập đoàn công nghiệp lớn của Pháp chuyên về thiết kế, phát triển và xây dựng quốc phòng hải quân.

Công ty đã cung cấp tàu ngầm cho Brazil và Ấn Độ, tàu khu trục cho Malaysia và UAE, cũng như tàu quét mìn cho Bỉ và Hà Lan.

Các nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Pháp là: Airbus SE; Tập đoàn Hải quân; Thales; Safran và Dassault.

Đâu là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Đức?

Năm nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Đức là: Rheinmetall AG; Krauss-Maffai Wegman (KMW); MBDA Deutschland GmbH; Leonardo SpA và Thyssenkrupp AG.

Đức chiếm tới 4,2% tổng nguồn cung vũ khí toàn cầu trong năm 2018–2022, thấp hơn 35% so với năm 2013–2017. Phần lớn vũ khí của Đức được chuyển đến các quốc gia ở Trung Đông (36%), Châu Á và Châu Đại Dương (32%) và Châu Âu (20%).

Các khách hàng lớn nhất của quốc gia này là Hà Lan, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, cũng như Qatar, Oman, Ai Cập, Saudi Arabia và UAE.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức bao gồm xe chiến đấu bộ binh (Puma và Lynx); pháo tự hành (như Panzerhaubitze 2000); xe tăng (đáng chú ý nhất là Leopard 2); tên lửa hành trình (đặc biệt là tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Taurus); và các hệ thống phòng không (chẳng hạn như IRIS-T, một hệ thống chống tên lửa không đối không, đất đối không hồng ngoại tầm trung), chỉ có thể kể tên một số.

Khi nói đến máy bay chiến đấu, Lực lượng Không quân Đức chủ yếu phụ thuộc vào Eurofighter Typhoon, một máy bay chiến đấu đa chức năng đa quốc gia của châu Âu được sản xuất bởi một tập đoàn gồm Airbus, BAE Systems và Leonardo, hoạt động dưới sự bảo trợ của một công ty cổ phần, Eurofighter Jagdflugzeug GmbH.

Video pháo tự hành Msta-S Nga hoạt động trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Mặc dù cuộc xung đột ở Ukraine mang lại lợi ích cho các nhà thầu quốc phòng của Đức, nhưng quốc gia này cũng đang phải đối mặt với những hạn chế nhất định, bị tê liệt bởi quá trình phi công nghiệp hóa, suy thoái kinh tế đang diễn ra và sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung cấp năng lượng trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ