Những con bò xanh độc lạ trở thành biểu tượng văn hóa

GD&TĐ - Từng cận kề với nguy cơ tuyệt chủng, những con bò xanh của Latvia, một biểu tượng đáng tự hào của đất nước Baltic, đã trở lại trong vài thập kỷ qua.

Ban đầu chỉ được tìm thấy trên bờ biển Baltic ở vùng Kurzeme, những con bò có da màu xanh nhạt hoặc sẫm màu ngày nay có thể được tìm thấy đang gặm cỏ khắp vùng nông thôn Latvia. 

Vào thời Xô Viết, chúng gần như tuyệt chủng, chỉ còn một số mẫu vật sót lại sau quá trình tiêu hủy. 

Thậm chí vào năm 2000 chỉ có 18 con bò xanh ở Latvia, nhưng ngày nay chúng đã lên tới khoảng 1.500 con. Giống bò độc nhất vô nhị hiện được coi là biểu tượng của bản sắc dân tộc.

Truyền thuyết kể rằng những con bò xanh lấy màu từ biển, nhưng thực tế là chúng được sinh ra gần như màu be và dần dần đổi màu khi thời gian trôi qua. 

Sắc tố tạo màu xanh đậm cho lông của bò cũng ảnh hưởng đến thịt của động vật, tạo ra thịt bò có màu đặc biệt sẫm và hơi xấu đối với một số người hâm mộ thịt bò.

Những con bò xanh độc lạ trở thành biểu tượng văn hóa ảnh 1
Loài bò có màu xanh khác lạ ở Latvia.

Loài bò có màu xanh khác lạ ở Latvia.

Bò xanh Latvia sản xuất ít sữa hơn bò trung bình - 5.000 lít/con mỗi năm so với những giống bò phổ biến khác và mặc dù nó được coi là khỏe mạnh và giàu dinh dưỡng hơn nhưng người Liên Xô lại coi đó là một bất lợi.

Không phải là những người đánh giá cao động vật vì những phẩm chất hơn là những khuyết điểm của chúng, người Liên Xô bắt đầu thay thế bò xanh Latvia bằng những giống bò thông thường cho nhiều thịt và sữa hơn. Điều này khiến loài bò xanh gần như tuyệt chủng.

May mắn thay, chúng đã được cứu sống. Vào những năm 1970, nhà viết kịch người Latvia Gunars Priede đã cho ra mắt vở kịch “The Blue One”, một thành công vang dội đưa đàn bò xanh Latvia trở lại trong ý thức của công chúng và trở thành biểu tượng của bản sắc dân tộc. 

Đến năm 2006, Hiệp hội Bò xanh được thành lập, với mục tiêu chính là cứu giống bò khác lạ này.

Theo AFP, loài bò này dường như cũng có khả năng chống lại virus bạch cầu bò, có thể giúp các nhà khoa học xác định một gen có thể có lợi cho các giống bò khác trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.