Những chuyến xe thiện nguyện mang mùa Xuân lên vùng biên

GD&TĐ - Từ các nguồn vận động, quyên góp, nhiều chuyến xe tình nguyện đã mang mùa Xuân yêu thương đến những bản làng xa xôi để trẻ em có áo mới đến trường.

Đội sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Bách khoa và ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng thăm hỏi, tặng quà cho một hộ gia đình ở thôn Chi Nêết.
Đội sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Bách khoa và ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng thăm hỏi, tặng quà cho một hộ gia đình ở thôn Chi Nêết.

Gieo hạt mầm yêu thương

Năm bộ đèn năng lượng mặt trời đã được sinh viên Liên chi đoàn Khoa Điện tử - Viễn thông (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng) đã phối hợp cùng Liên Chi đoàn Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Nhật Bản (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) tại thôn Chi Nêết, xã A Ting, huyện Đông Giang, Quảng Nam.

Thôn Chi Nêết là một trong những vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam). Cả thôn có 101 hộ nghèo/177 hộ dân. Trong số này, có 39 hộ gia đình chính sách, gần 20 hộ có người già cao tuổi thường xuyên đau ốm và có 7 trường hợp khuyết tật do nhiễm chất độc da cam.

Sinh viên tình nguyện san đất làm sân bóng cho trẻ em thôn Chi Nêết.

Sinh viên tình nguyện san đất làm sân bóng cho trẻ em thôn Chi Nêết.

Chi Nêết là một vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên nhiên khắc nghiệt. Một số hộ dân còn sống cách xa trục đường chính, chưa có điện chiếu sáng để đảm bảo an toàn cho bà con. Thu nhập của người dân Chi Nêết chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy.

Sau những chuyến tiền trạm, Liên chi đoàn của 2 khoa đã lên kế hoạch gây quỹ như chia thành nhóm bán hàng, tổ chức đêm nhạc thiện nguyện… Sau 1 tháng triển khai, đã quyên góp được gần 70 triệu đồng cho chương trình thiện nguyện “Gieo mầm yêu thương – Nở hoa hạnh phúc”.

Xích đu đặt tại khu vui chơi của thôn Chi Nêết do Đội sinh viên tình nguyện tự làm.

Xích đu đặt tại khu vui chơi của thôn Chi Nêết do Đội sinh viên tình nguyện tự làm.

Trong 2 ngày lưu lại thôn Chi Nêết, các sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Ngoại ngữ và ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã sơn sửa lại cổng nhà văn hoá; dọn dẹp và sửa sang nhà cửa cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Một nhóm sinh viên khác khẩn trương san bằng bãi đất trồng trong thôn để làm một sân bóng đá bằng đất nện và khu vui chơi cho các em nhỏ. Những bức tranh tường còn thơm mùi sơn mới cho điểm trường tại thôn thêm tươi vui trong khí lạnh của những ngày cuối đông.

Đội sinh viên tình nguyện đã đến những tiết mục văn nghệ, diễn kịch tuyên truyền cho các em nhỏ của thôn Chi Nêết với chủ đề “Nói không với bạo lực học đường”. Màn biểu diễn dân vũ của các em nhỏ tuy còn nhiều vụng về vì thời gian tập quá ngắn ngủi nhưng vẫn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Đội sinh viên tình nguyện viên cùng người dân đã vô cùng háo hức trước sự xuất hiện của Hội Chị em Phụ nữ thôn Chi Nêết qua tiết mục văn nghệ “Vũ điệu cồng chiêng” đầy đặc sắc. Đêm văn nghệ đã diễn ra đầy sôi nổi, tạo nên sự kết nối giữa hai Liên Chi đoàn và Xã đoàn cũng như các bạn sinh viên cùng người dân nơi đây.

Xuân về trên bản xa

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng vừa phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Kon Tum, Liên đoàn Lao động, Phòng Giáo dục huyện Sa Thầy tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” Giáp Thìn – 2024 tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Chương trình thiện nguyện của sinh viên 2 Liên chi đoàn tại thôn Chi Nêết tặng 34 suất quà các hộ dân, trong đó 31 phần dành cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, 3 phần dành cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đêm giao lưu cùng người dân, các bạn sinh viên đã tặng 30 phần quà (bao gồm sách vở, bánh kẹo) và hơn 100 áo ấm dành cho các em học sinh tại thôn. Ngoài ra còn có “Gian hàng 0 đồng” với những món đồ thiết thực để bà con trong thôn lựa chọn.

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã trao 20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 53 bộ vải áo dài được gửi tặng cho các cô giáo với tổng trị giá hơn 16 triệu đồng và tặng 1.000 đầu sách các loại cho các trường học trên địa bàn xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Công đoàn ngành Giáo dục Kon Tum đã trao tặng 5 suất quà cho các trường tại xã Mô Rai, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng; trên 270 phần quà và 100 bộ áo ấm, áo sơ mi trắng, 500 cuốn vở viết cho học sinh. Liên đoàn Lao động huyện Sa Thầy trao 14 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Mô Rai, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng.

Học sinh huyện Sa Thầy nhận học bổng từ chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết”.

Học sinh huyện Sa Thầy nhận học bổng từ chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết”.

Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” đã góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các cán bộ, giáo viên và học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới trong dịp Tết Nguyên đán. Qua đó, tiếp thêm động lực và niềm tin cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Vương Triều Châu – Bí thư Liên Chi đoàn từ Liên Chi đoàn Khoa Ngôn ngữ & văn hóa Nhật Bản (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) cho biết: "Em rất tự hào khi được viết nên những câu chuyện ý nghĩa cùng tất cả các bạn tình nguyện viên. Khi chứng kiến những nụ cười của em thơ cùng ánh mắt trìu mến của người dân nơi đây khi nhận trên tay các phần quà đến từ chiến dịch, em cảm nhận được sự mãn nguyện, hạnh phúc của hơn 90 tình nguyện viên tham gia chiến dịch. Mỗi bước đi, mỗi cử chỉ nhỏ đều góp phần làm nên những điều ý nghĩa. Dù không phải là điều gì quá lớn lao, nhưng chúng em luôn mong muốn cống hiến sức trẻ, mang trái tim yêu thương lan toả đến mọi người xung quanh".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Liệu có lợi hại hơn?

GD&TĐ - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã biến nghi thức nhậm chức thành một lễ hội lớn thực sự nhằm tôn vinh sự trở lại của mình.