Những chứng bệnh và thói quen xấu gây hại não

GD&TĐ - Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng những thói quen xấu của con người như sự buồn chán và dối trá có hại cho sức khỏe. Người bị trầm cảm hoặc bị stress thường xuyên sẽ bị giảm khối lượng não bộ. Hơn nữa, tình trạng đó sẽ gây ra đau nửa đầu, đau họng và thậm chí sẽ dần bị suy giảm trí nhớ.

Những chứng bệnh và thói quen xấu gây hại não

Trầm cảm làm não tổn thương

Bị rơi vào tâm trạng xấu trong một thời gian dài, nhất là bị trầm cảm sẽ có hại cho sức khỏe và khả năng trí tuệ của con người. Các nhà khoa học Mỹ ở trường Đại học Yale đã phát hiện thấy sự sợ hãi và trầm cảm làm cho não bị co lại đúng theo nghĩa đen.

Thực tế là khi bị trầm cảm sẽ gây sự ức chế sự hoạt động của một số gene cần thiết cho sự hình thành những mối liên kết tiếp hợp giữa các tế bào của não bộ, điều này sẽ dẫn đến làm mất đi một trọng lượng vỏ trước của não.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cơ cấu di truyền để lý giải hiện tượng này. Họ đã phân tích các mẫu mô não ở những bệnh nhân có tình trạng tinh thần khác nhau.

"Chúng tôi đã đặt cho mình nhiệm vụ xác định xem là tình trạng stress kéo dài sẽ tác động đến bộ não con người ra sao"- giáo sư Ronald Daman trưởng nhóm khoa học nói. Kết quả cho thấy là khi bị trầm cảm thì xảy ra tình trạng bị mất đi một phần sự liên hệ kết nối giữa những tế bào thần kinh riêng lẻ. “Não sẽ bị nén lại khi đã mất đi một lượng đáng kể những sự liên lạc bên trong”- ông Duman cho biết.

Theo ý kiến của các chuyên gia thì việc giảm đi số lượng các điểm kết nối giữa các tế bào của não bộ cũng gây ra tình trạng suy giảm chung khả năng xử lý thông tin mà não đã nhận được.

Do đó, khi một người bị lâm vào tình trạng trầm cảm nặng hoặc bị tổn thương bởi stress thường xuyên thì người đó bị mất khả năng đánh giá và phản ứng đối với tình huống xảy ra xung quanh.

Mất ngủ dễ gây rối loạn não

Các nhà khoa học ở trường ĐH Oxford Mỹ đã liệt kê sự liên quan giữa sự phát sinh chứng tâm thần phân liệt và sự rối loạn giấc ngủ. Nên lưu ý rằng những người bệnh tâm lý thường than phiền về chứng mất ngủ.

Theo ý kiến của các nhà khoa học thì tất cả những chuyện này là do bị loạn nhịp đồng hồ sinh học. Nếu ai bị chứng rối loạn giấc ngủ sẽ dẫn đến sự rối loạn về tâm lý. Điều này đã được chứng minh qua những thử nghiệm trên loài chuột.

Trong khi nghiên cứu các chuyên gia đã theo dõi trong một ngày đêm trạng thái của những con chuột với loại gene khuyết SNAP25 thể hiện chứng tâm thần phân liệt như ở con người.

Chuột được ra ánh sáng trong 12 giờ và 12 giờ còn lại ở trong bóng tối. Kết quả là những con chuột này lại thể hiện tính linh hoạt trong thời gian mà lẽ ra chúng cần được ngủ, bởi chúng đã bị rối loạn nhịp sinh học về chu kỳ bình thường của giấc ngủ và sự sảng khoái.

Theo ý kiến của trưởng nhóm nghiên cứu Rassel Foster thì ở loài gậm nhấm có đột biến gene nhận thấy sự thay đổi trong việc sản sinh ra những protein nhất định- một loại “trung gian” giữa trung tâm não chịu trách nhiệm về nhịp sinh học (SCN) và cái được gọi là “đồng hồ thiết bị ngoại vi” có ở trong những cơ quan khác như da, gan và tuyến thượng thận.

Mặc dù theo khẳng định của ông Foster thì chưa đủ để chứng minh rằng sự rối loạn nhịp sinh học sẽ dẫn đến chứng tâm thần phân liệt, nhưng chắc chắn là sự rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ phát sinh các rối loạn của não.

Ngay từ những năm 1970 M.Manaseina đã nghiên cứu tầm quan trọng của giấc ngủ đối với cơ thể qua sử dụng loài chó để thí nghiệm.

Ông đã kết luận rằng, giấc ngủ thậm chí còn quan trọng hơn cả dinh dưỡng, bởi vì không có thức ăn chúng ta vẫn có thể sống được vài ngày, còn mất ngủ hai ngày thì quan sát thấy đã có sự ức chế các hoạt động xã hội.

Thực tế là trong khi ngủ diễn ra quá trình “thiết lập lại” các tế bào não của vỏ đại não và của hệ thần kinh, nếu thiếu nó thì cơ thể của chúng ta sẽ không thể hoạt động một cách bình thường.

Thậm chí cả những người khỏe mạnh vì lý do nào đó mà bị mất ngủ trong một thời gian dài thì sẽ thường nói mê và bị ảo giác, đây là đặc tính của những bệnh nhân có rối loạn tâm lý. Thậm chí đôi khi điều này dẫn đến những thay đổi trong não.

Giáo sư Lans Krigsfeld cho rằng những kết quả nghiên cứu của trường ĐH Oxford là rất đáng lưu tâm bởi trong số những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt cũng không hiếm những căn bệnh khác có liên quan đến sự rối loạn đồng hồ sinh học, như bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.

Ông nhận định: “Sự giống nhau của các dạng bệnh ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt và ở những người bị loạn nhịp sinh học cho thấy rằng tình trạng loạn nhịp sinh học là một trong số những yếu tố không kém phần quan trọng gây ra sự rối loạn tâm thần phân liệt.

Vì thế, những kết quả nghiên cứu chứng tỏ việc đề ra các phương án trị liệu để điều chỉnh các tín hiệu nhịp sinh học ở những người bị chứng tâm thần phân liệt có thể có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như kéo dài tuổi thọ”.

Dối trá gây đau đầu, giảm trí nhớ, hại não

Ngoài ra, cũng như tình trạng trầm cảm, buồn phiền thì thói xấu là sự dối trá cũng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Các nhà khoa học xác nhận rằng, đúng là số lần những người sống trung thực phải than phiền bị đau họng và đau nửa đầu sẽ ít hơn 1/2 so với những người dối trá.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên là mối quan hệ của những người sống chân thật đối với những người xung quanh sẽ ấm áp và bền vững hơn. Điều này cũng được các nhà khoa học ở Đại học Notre Dam bang Indiana lý giải như vậy.

Những người thích nói sự thật sẽ ít bị đau đầu cũng như ít khi có tâm trạng xấu. Chứng minh cho điều này có sự hỗ trợ của một thử nghiệm với sự tham gia của 110 người tình nguyện ở độ tuổi từ 18 đến 71. Họ đã được theo dõi trong thời gian 10 tuần lễ.

Có một nửa số người tham gia thử nghiệm được yêu cầu tránh nói dối dù là những điều nhỏ nhất trong thời gian nghiên cứu, những người còn lại thì không bắt buộc về yêu cầu này.

Hàng ngày những người thử nghiệm đã đến phòng thí nghiệm để được đánh giá tình trạng sức khỏe và kiểm tra trên máy phát hiện nói dối. Kết quả cho thấy rằng trong nhóm những người cố gắng không nói dối thì họ ít phải than phiền về tình trạng tâm lý hơn 4 lần và tình trạng sức khỏe ít hơn 2 lần so với những người của nhóm kia.

Cụ thể là những người thử nghiệm không nói dối ít bị đau họng và ít đau đầu hơn. Khi kết thúc đợt nghiên cứu, nhiều người tham gia tình nguyện trên đã thừa nhận rằng họ đã hiểu là trong nhiều trường hợp thì việc nói phóng đại và biện minh cho sự dối trá trên thực tế là hoàn toàn không nên. Vì thế, các nhà khoa học cho biết là những người thường xuyên nói thật có mối quan hệ ngoài xã hội bền vững hơn.

Hơn nữa, trong bất cứ trường hợp nào khi con người nói không đúng sự thật thì trong não người đó sẽ diễn ra một sự biến động của xung động điện từ.

Chính chỉ số này sẽ được xác định bằng máy phát sóng phát hiện nói dối. Sự biến động này luôn được lưu trong trí nhớ của con người và chiếm khá nhiều chỗ.

Nếu như hình dung rằng não người như một ổ cứng của máy tính mà ở đó lưu giữ trí nhớ lâu dài, thì thông tin dối trá sẽ "nặng cân" hơn nhiều so với thông tin trung thực.

Mà khi chúng ta dối trá càng nhiều thì chỗ còn lại trong "ổ cứng" càng ít đi. Các nhà khoa học nhận định rằng con người bị suy giảm trí nhớ một phần cũng chính bởi sự dối trá.

Hãy nhận thức rằng sự dối trá không chỉ là xấu xa mà còn có hại cho sức khỏe, Vì vậy, nên biết cân bằng trong cuộc sống tránh bị stress thường xuyên, cũng như tránh hành vi dối trá làm ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần cũng như sức khỏe của mỗi người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.