Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 3

GD&TĐ - Trong tháng 3, một số chính sách quan trọng, liên quan trực tiếp đến nhà giáo chính thức có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý là chính sách về tiền lương và yêu cầu các chứng chỉ nghiệp vụ.

Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)

Thay đổi cách xếp lương giáo viên

Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ GD&ĐT cũng ban hành đồng thời 4 Thông tư liên quan đến giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, có hiệu lực từ ngày 20/3.

Điểm nổi bật của các Thông tư này là quy định mới về cách bổ nhiệm, xếp lương của giáo viên các cấp.

Theo đó, từ 20/3, cách xếp lương cho giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp mới tương ứng như sau:

- Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 6,38 (hiện  áp dụng hệ số  dao động từ 1,86 - 4,98).

- Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay hệ số lương của nhóm này dao động từ 1,86 - 4,98).

- Giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 - 6,38).

Như vậy, tùy vào hạng chức danh, nhìn chung lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đều được điều chỉnh tăng so với hiện nay.

Thay vì chứng chỉ , Bộ yêu cầu giáo viên phải ứng dụng được ngoại ngữ, tin học vào công tác giảng dạy.

Thay vì chứng chỉ , Bộ yêu cầu giáo viên phải ứng dụng được ngoại ngữ, tin học vào công tác giảng dạy.

Giáo viên không cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Nội dung này được đề cập trong các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính thức có hiệu lực từ ngày 20/3.

Theo đó, trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ với giáo viên chỉ yêu cầu: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Theo các quy định cũ, yêu cầu giáo viên phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 hoặc bậc 2, 3 (tùy hạng giáo viên, cấp dạy) hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc  với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Thay vào đó, giáo viên các cấp sẽ chỉ phải đáp ứng điều kiện trình độ, bồi dưỡng về bằng cấp cùng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT không hoàn toàn bỏ yêu cầu về ngoại ngữ, tin học. Thay vì yêu cầu chứng chỉ, Bộ yêu cầu giáo viên phải ứng dụng được ngoại ngữ, tin học vào công tác giảng dạy.

Cụ thể, yêu cầu này được đề cập đến trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên;

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Như vậy, từ ngày 20/3, người thi tuyển viên chức để được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hoặc nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Nội dung các Thông tư này chỉ áp dụng với giáo viên tại các trường công lập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.